Báo Pháp Le Monde gần đây đã đăng bài viết của nhà phê bình Alain Frachon phân tích mối liên kết giữa Mỹ và châu Âu đã bị suy yếu bởi các đòn tấn công liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngày 6-6 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm cuộc đổ bộ của Mỹ vào Pháp, ông Trump đã ca ngợi "tính bền vững của mối liên kết xuyên Đại Tây Dương".
Tuy nhiên, nhà báo Frachon nhận định: Những lời nói ấy nghe có vẻ lạ tai. Đó là bởi vì ông Trump nghi ngờ tính bền vững của liên minh Mỹ - Âu được ký kết ngay sau chiến tranh, hơn bất kỳ vị tiền nhiệm nào của ông kể từ năm 1945.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở khu vực Normandy - Pháp vào ngày 6-6. Ảnh: LE MONDE
"Cung cách hành xử của ông Trump đã khiến dư luận ở cựu lục địa đặt vấn đề: Liệu Mỹ còn là đối tác chiến lược của chúng ta trong bao lâu nữa?" - báo Le Monde nhấn mạnh.
Vào ngày 3-6, khi đến thăm London - Anh, Tổng thống Trump đã lên tiếng ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit - đây được xem là một ngón đòn khó chịu đối với viễn cảnh của châu Âu. Ông chỉ tiếp xúc với những nhân vật chính chủ trương Brexit. Ông khuyên Anh nên rời EU mà không có thỏa thuận với Brussels. Là người ủng hộ Brexit một cách cứng rắn, ông khuyên người Anh không trả nợ cho EU"- nhà báo Frachon viết.
Ngày nay, ông Trump - với sự kiên định của một người chơi bowling - ngờ vực về sự thích hợp và thiết thực của NATO và cho EU là một "kẻ thù" về kinh tế của Mỹ.
Giám đốc Hội đồng Đại Tây Dương, một trung tâm nghiên cứu ở Washington, ông Benjamin Haddad, người Pháp, kêu gọi người châu Âu nhìn thẳng vào thế giới. Để nhìn thấy nó đúng như bản chất của nó, chứ không phải như họ mơ ước. Ông nhận định rằng có một "sự thay đổi lịch sử không thể tránh khỏi" và Mỹ đang đi theo con đường để "mãi mãi xa rời châu Âu".
Tuy nhiên, nước Mỹ của ông Trump không theo chủ nghĩa cô lập. Họ ủng hộ tích cực cho chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa can thiệp, họ đang buộc Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, cách ly Iran ở Trung Đông, chia tách và làm suy yếu các yêu sách thương mại của EU. Bất cứ nước nào có thặng dư thương mại với Mỹ đều là kẻ thù của nước này: Điều này áp dụng cho cả Trung Quốc và EU, đặc biệt là Đức.
"Là một nhà quan sát sắc sảo theo dõi cách cư xử tồi tệ mà ông Trump áp đặt lên "các đồng minh" của mình, nhà phân tích chính trị người Mỹ Robert Dujarrik tỏ ra rất ngạc nhiên khi người châu Âu "chưa xếp hàng trong đội hình chiến đấu". Cần phải hiểu và làm dịu đi cảm giác trống rỗng còn lại sau khi nước Mỹ quay lưng" - tờ báo viết.
'Tôi không thể tắm vì tay xước' - mặt trái ở thủ phủ thuốc lá châu Âu
Những lao động nhập cư làm việc tại "thủ phủ" thuốc lá của Italy đối mặt với mức lương thấp, điều kiện lao động tồi ... |
Lợi ích châu Âu hay lợi ích của Mỹ ở châu Âu?
Tổng thống Ba Lan chuẩn bị thăm Mỹ với hy vọng sẽ kết thúc thành công đàm phán về thỏa thuận tăng sự hiện diện ... |
Hoài Vy (Theo Inosmi)