Thị trường chứng khoán: Vì sao chuyển sang trạng thái “lình xình”?

Thị trường chứng khoán tuần qua có tổng cộng 4 phiên tăng và 1 phiên cuối tuần giảm điểm. Nếu tính cả tuần trước, chứng khoán đã có một mạch tăng điểm 5 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, những phiên tăng vẫn chưa mang đến sức bật mạnh mẽ cho thị trường.

thi truong chung khoan vi sao chuyen sang trang thai linh xinh
Ảnh minh họa: Thế Lâm.

Thị trường “lình xình”

Từ thực tế thị trường cho thấy, chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp vừa qua, chỉ có 1 phiên ngày 9.7 VN-Index thực sự bật mạnh cùng với thanh khoản tăng cao (khoảng 22%) so với phiên trước đó. Còn lại, có 3 phiên tăng trong biên độ hẹp, chỉ số giằng co liên tục trong phiên và dường như đi ngang, thanh khoản ở mức khá thấp.

Thị trường lình xình không chỉ thể hiện ở chỉ số chính VN-Index luân phiên tăng giảm với biên độ hẹp hoặc đi ngang sau khi giằng co trong suốt các phiên giao dịch, mà còn cho thấy rõ qua giao dịch khớp lệnh và thanh khoản trên thị trường.

Thực tế thị trường đã diễn ra khá sát với dự báo của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam. Theo đó, từ giữa tháng 6 trở đi, dòng tiền trên thị trường đã bắt đầu yếu đi rõ rệt.

Nếu trong nữa đầu tháng 6 (1-15.6), thanh khoản trên sàn HoSE đạt bình quân gần 8.000 tỉ đồng/phiên thì thanh khoản đã sụt giảm mạnh trong nửa cuối tháng. Cụ thể, các phiên giao dịch trong khoản thời gian này (16-30.6), thanh khoản giảm xuống chỉ còn gần 5.200 tỉ đồng/phiên.

Và trong các phiên giao dịch 10 ngày đầu tháng 7, thanh khoản tiếp tục giảm xuống mức chỉ còn hơn 4.500 tỉ đồng/phiên.

Trong xu hướng thanh khoản thị trường giảm, vẫn có những phiên giá trị giao dịch tăng mạnh khi chỉ số VN-Index giảm mạnh hoặc tăng mạnh, cho thấy dòng tiền chưa rút hẳn khỏi thị trường.

Vì sao thị trường chuyển trạng thái?

Thanh khoản thị trường mà điển hình là trên sàn HoSE giảm dần từ nửa cuối tháng 6 trở lại đây cũng đúng vào thời điểm các dự án bất động sản gồm căn hộ, đất nền, đất ven đô… được rao bán trở lại.

Dòng tiền từ bất động sản bị đình trệ trong giai đoạn cao điểm của dịch COVID-19 thị trường này bị đình trệ. Đến thời điểm nhịp tăng trên thị trường chứng khoán kết thúc và chuyển sang điều chỉnh, dòng tiền cũng dần được rút ngược từng phần. Nguyên nhân lớn nhất là vì đầu tư chứng khoán lúc này không còn dễ ăn “cứ đầu tư là thắng” như giai đoạn tháng 4 và 5.2020.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán cho rằng, thanh khoản giảm nhưng dòng tiền vẫn đang được “cài đặt” ở chế độ chờ sẵn sàng và rình rập cơ hội bắt đáy hoặc khi thị trường có dấu hiệu xu hướng tăng trở lại.

Bởi theo các số liệu được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam công bố cho thấy, từ tháng 3-5.2020 có hơn 100.000 tài khoản chứng khoán được mở mới. Còn trong tháng 6, số lượng tài khoản mở mới là khoảng 35.000.

Theo Công ty chứng khoán MB, thanh khoản là vấn đề gây chú ý đối với nhà đầu tư khi vẫn trên đà sụt giảm, cho thấy ngay cả trong các phiên VN-Index tăng điểm cũng còn gây nghi ngờ chứ chưa thuyết phục được về nhịp hồi phục bền vững.

Chính vì thế, ngay cả hơn 135.000 nhà đầu tư F0 mở tài khoản mới trong 6 tháng đầu năm, nhưng cũng đang giữ trạng thái đứng ngoài quan sát, chờ cho đến khi thị trường thể hiện rõ xu hướng tăng trở lại.

thi truong chung khoan vi sao chuyen sang trang thai linh xinh Vietjet, Thế Giới Di Động, Vietcombank là 3 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên sàn chứng khoán
thi truong chung khoan vi sao chuyen sang trang thai linh xinh Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục
thi truong chung khoan vi sao chuyen sang trang thai linh xinh Nước Mỹ nhiều tin vui, Donald Trump âm thầm chống đỡ khó khăn

/ laodong.vn