Nghi vấn điểm cao bất thường ở Hà Giang được nhiều người lí luận là học tài thi phận, tuy nhiên, với con số cao bất thường như tại Hà Giang thì những lí luận này không đủ thuyết phục giới chuyên gia, phụ huynh, học sinh. Dư luận vẫn chờ 1 kết quả thoả đáng từ phía các nhà chức trách.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tại Hà Giang. Ảnh: T.L |
Nghi vấn điểm cao bất thường ở Hà Giang được nhiều người lí luận là học tài thi phận, tuy nhiên, với con số cao bất thường như tại Hà Giang thì những lí luận này không đủ thuyết phục giới chuyên gia, phụ huynh, học sinh. Dư luận vẫn chờ 1 kết quả thoả đáng từ phía các nhà chức trách.
Chưa có kết quả rà soát
Tính đến 19h ngày 16.7, sau 4 ngày rà soát, kiểm tra, đoàn kiểm tra về nghi vấn bất thường điểm thi tại Hà Giang vẫn miệt mài làm việc. Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT - cho biết: “Đoàn công tác của bộ vẫn đang phối hợp với Ban Chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang rà soát lại tất cả các khâu. Hiện chưa có kết quả chính thức”.
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hà Giang - nhấn mạnh: Quan điểm của UBND tỉnh Hà Giang là sai đến đâu phải xử lý nghiêm túc đến đấy, kể cả vấn đề hình sự. Chúng ta quyết tâm làm và sẽ không có vùng cấm, không có chuyện bao che. Mục tiêu là điểm phải trở về điểm thực với năng lực của học sinh. “Tôi khẳng định chắc chắn sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Nếu không, nhân dân không tin vào chính quyền nữa” - ông Quý nói.
Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang cho biết thêm, ngay sau khi có công văn của Bộ GDĐT, ngày 13.7, tỉnh đã rà soát. Khi rà soát, Hà Giang thấy rằng, cũng có những vấn đề bất thường, đã trao đổi với Bộ GDĐT và đề nghị bộ hỗ trợ. “Đầu tiên, sự việc diễn ra ở địa phương thì địa phương phải làm. Đây thuộc lĩnh vực chuyên sâu trong lĩnh vực thanh, kiểm tra này nên có những việc tỉnh không thể một mình làm được, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng” - ông Quý nói.
Tâm sự về nghi vấn điểm thi bất thường, nhiều phụ huynh, học sinh ở Hà Giang tỏ ra khá tâm tư, lo lắng. Đặc biệt, một số học sinh cho biết, mặc dù điểm thi thực chất khá cao nhưng rất ngại chia sẻ vì sợ bị nghĩ là “mua điểm”. Một thí sinh (lớp chuyên Lý, Trường THPT chuyên Hà Giang) có điểm thi sát 27 điểm buồn rầu chia sẻ: “Em tự tin với khả năng của mình nên không ngại nếu mọi người hỏi về điểm, bởi ở trường ai cũng biết thực lực của mình. Tuy nhiên, quả thực là cũng có chút gì đó ngài ngại nếu xuống Hà Nội học mà bị hỏi là điểm cao ở Hà Giang” - thí sinh này tâm sự.
Bằng giọng run run, nghẹn lại, Nguyễn Hà - một học sinh khác - kể về việc bị các bạn ở địa phương khác miệt thị trên mạng xã hội. Người ta nói dân Hà Giang dùng tiền để mua điểm, quy chụp cho tất cả học sinh Hà Giang đều như vậy. “Sắp tới, nếu trúng tuyển, em xuống Hà Nội học và chưa hình dung ra các bạn nhìn những sinh viên đến từ Hà Giang như em với ánh mắt thế nào” - Hà nói. Nguyện vọng của Hà và nhiều học sinh khác là mong muốn cơ quan chức năng sớm đưa câu chuyện ra ánh sáng, nếu có gian lận thì phải xử lý nghiêm để những người học thật, thi thật có sự công bằng.
Học tài thi phận?
Thông tin về việc 3 thí sinh có điểm cao nhất cả nước nhưng điểm thi thử lại “lẹt đẹt”, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Giang - cho biết: “Học tài thi phận nên kết quả thi cử rất khó nói. Điểm thi thử không thể khẳng định bất cứ điều gì. Có những em thi thử điểm rất thấp nhưng thi thật điểm cao và ngược lại”.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý bày tỏ: “Nếu thi thử đề khó hơn thi thật cũng phải làm được 60%. Lần này tôi chỉ được 7 điểm thôi và thi thật được 10 điểm thì điều đó cũng cho phép. Hay như, trước đây tôi chỉ có 4 điểm, giờ tôi được 10 điểm thì cũng có thể vì là bài trắc nghiệm. Nhưng số ấy chắc chắn không được nhiều. Trăm người mới được một”.
Theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Bộ GDĐT cũng như Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hà Giang cần có câu trả lời rõ ràng cho dư luận xã hội về những bất thường trong điểm thi. Xác suất học tài thi phận có thể xảy ra, nhưng không loại trừ có việc tiêu cực trong chuyện thi cử.
“Muốn chứng minh điều đó thì Bộ GDĐT cần có sự chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan để làm rõ việc này. Phải làm quyết liệt, trên tinh thần không bao che nếu có sai phạm. Chỉ có như vậy mới không ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh không chỉ của Hà Giang mà của cả nước. Nếu những học sinh của Hà Giang học giỏi thực sự, điểm này là điểm thật của thí sinh thì các em phải được trả lại danh dự, cũng như tránh làm ảnh hưởng đến phong trào học tập của tỉnh. Còn nếu có tiêu cực, có hiện tượng mua điểm, thì phải xử lí rốt ráo, nghiêm minh, để chấn chính kịp thời, cũng như làm gương cho những địa phương khác” - Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ.
Còn theo PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT- việc năm nay tỉnh Hà Giang có số thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên cao nhất cả nước là điều trái với quy luật chung, lộ rõ sự bất thường. “Việc học hành của học sinh phụ thuộc vào cơ sở vật chất, người giảng dạy, sự cố gắng của học sinh. So với các tỉnh dưới xuôi, hay các thành phố lớn, khu vực miền núi bao giờ cũng có điều kiện học tập khó khăn hơn miền xuôi.
Chính sách cộng điểm ưu tiên của chúng ta ra đời là nhằm bù đắp phần nào những chênh lệch đó. Mùa thi năm nay, việc các thí sinh ở Hà Giang có điểm cao vượt trội rõ ràng là có sự bất thường. Tôi chưa nói có hay không việc tiêu cực, gian lận trong thi cử, mua điểm…, nhưng nhìn vào kết quả thi rõ ràng thấy bất thường, về số thí sinh đạt điểm cao, điểm thi thật và thi thử quá lệch nhau” - PGS Trần Xuân Nhĩ khẳng định.
“Sự việc ở Hà Giang nhất định phía công an phải vào cuộc để có câu trả lời rõ ràng cho dư luận, chứ không được bao che, bưng bít cho sai phạm. Quan điểm cá nhân của tôi là vấn đề có thể nằm ở khâu chấm thi. Nếu có sự thông đồng, ăn dây với nhau, thì việc lấy bài thi trắc nghiệm của thí sinh, rồi tô thêm đáp án hoàn toàn có sự xảy ra.
Trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải tìm ra câu trả lời những bất thường trong điểm thi nằm ở khâu nào? Nếu lấy lí do bất thường là do “học tài thi phận”, học sinh ăn may, học lệch, học tủ nên được điểm cao là không thuyết phục và không nhận được sự đồng thuận. Càng bưng bít, càng không công khai thì càng chứng tỏ có sự mập mờ” - ông Nhĩ nhấn mạnh.
Bộ GD-ĐT: Phát hiện sai phạm chấn động trong chấm thi ở Hà Giang năm 2018
Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định phát hiện sai phạm trong quá trình chấm thi ở Hà Giang. |
Xác định đối tượng liên quan điểm thi bất thường ở Hà Giang
Theo ông Mai Văn Trinh, cơ quan chức năng đã xác định được đối tượng liên quan điểm thi bất thường ở Hà Giang. Vụ ... |
Bộ Giáo dục phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi ở Hà Giang
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết tất cả bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia của thí sinh Hà Giang được chấm thẩm định và ... |