Thí nghiệm tâm lý chứng minh trẻ học bạo lực từ người lớn

Sau khi thấy người lớn đánh đập con búp bê, lũ trẻ cả trai lẫn gái đều bắt chước. 

Nguồn gốc hành vi bạo lực của trẻ em là câu hỏi các nhà khoa học vẫn đi tìm lời đáp. Từ năm 1961, nhà tâm lý học Albert Bandura (Mỹ) đã nghiên cứu vấn đề này và kết luận hành vi bạo lực hình thành qua con đường học tập chứ không phải di truyền thông qua Thí nghiệm Búp bê Bobo.

thi nghiem tam ly chung minh tre hoc bao luc tu nguoi lon
Búp bê Bobo trong thí nghiệm của Bandura. Ảnh: The University of Akron.

Bandura tuyển chọn 36 trẻ trai và 36 trẻ gái từ 3 đến 6 tuổi để chia làm ba nhóm: Nhóm tiếp xúc với hình mẫu bạo lực , nhóm tiếp xúc với hình mẫu không bạo lực, nhóm không tiếp xúc với hình mẫu nào (nhóm kiểm soát). Bandura dự đoán rằng trẻ quan sát mẫu người lớn không bạo lực sẽ ít hung hãn hơn trẻ quan sát mẫu người lớn bạo lực. Bên cạnh đó, trẻ dễ bắt chước hành vi của người lớn cùng giới và trẻ trai có xu hướng bạo lực hơn trẻ gái.

Từng bé được đưa vào lần lượt ba phòng ở Đại học Stanford. Phòng thứ nhất có rất nhiều đồ chơi và con búp bê mặt hề Bobo cao 1 m. Vài phút trôi qua, một người lớn đi vào phòng. Đối với nhóm trẻ tiếp xúc với hình mẫu bạo lực, người này tấn công Bobo bằng cách đấm, đạp đổ, ngồi lên và sử dụng các câu nói như "đá nó đi", "bùm". Đối với nhóm trẻ tiếp xúc với hình mẫu không bạo lực, người lớn phớt lờ Bobo.

Sau khi chứng kiến màn hành hạ búp bê Bobo, các em bé sang phòng tiếp theo. Tại đó, nhà tâm lý cho trẻ chơi đồ chơi rồi lấy lại nhằm kích thích sự giận dữ.

Cuối cùng, trẻ được đưa vào phòng thứ ba chứa một số đồ chơi bạo lực (như súng, búa), một số đồ chơi không bạo lực (như bút chì, giấy, búp bê, động vật bằng nhựa) và cả búp bê Bobo. Mỗi đứa trẻ ở lại phòng này 20 phút. Các tác giả đứng sau một lớp kính một chiều để quan sát và đánh giá phản ứng của trẻ.

Kết quả nghiên cứu diễn ra gần giống với dự đoán của Bandura. Cụ thể, trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của người lớn với búp bê Bobo có xu hướng bắt chước lại hành vi này khi không có ai giám sát. Ngược lại, trẻ không chứng kiến hành vi bạo lực tỏ ra bình tĩnh.

Nhìn chung, trẻ trai dễ trở nên bạo lực hơn trẻ gái, đặc biệt khi chứng kiến đàn ông đánh Bobo. Trẻ trai thường bắt chước hành vi bạo lực thể chất còn trẻ gái bắt chước lời nói.

thi nghiem tam ly chung minh tre hoc bao luc tu nguoi lon
Cả trẻ trai lẫn trẻ gái đều có thể bắt chước hành vi đánh Bobo của người lớn. Ảnh: venngage.

Theo Bandura, người lớn đấm đá búp bê Bobo khiến trẻ em tin rằng hành vi này được xã hội chấp nhận. Trong một nghiên cứu khác năm 1965, nhà tâm lý phát hiện trẻ em dễ bắt chước nếu chứng kiến người lớn được thưởng vì hành vi bạo lực. Trường hợp thấy người lớn bị phạt, chúng sẽ ít học theo hơn.

Như nhiều thí nghiệm khác, thí nghiệm Búp bê Bobo vấp phải các chỉ trích. Một số chuyên gia cho rằng kết quả trong phòng thí nghiệm không giống kết quả ngoài đời thực và hành vi bạo lực được ghi lại ngay lập tức nên không rõ kéo dài hay không. Đặc biệt, trẻ có thể không chủ ý tấn công Bobo mà làm vậy để người lớn hài lòng. Công trình của Bandura cũng bị lên án vì cố tình khiến trẻ nhỏ trở nên bạo lực.

Dù vậy, cho đến nay, thí nghiệm Búp bê Bobo vẫn là một trong những thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng nhất và được đưa vào nhiều giáo trình. Búp bê Bobo được sử dụng trong thí nghiệm hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Tâm lý Quốc gia Mỹ ở Akron, bang Ohio.

thi nghiem tam ly chung minh tre hoc bao luc tu nguoi lon Bức thư đề nghị 40 trường không thả bóng bay ngày khai giảng của cô bé lớp 5 khiến người lớn phải suy nghĩ
thi nghiem tam ly chung minh tre hoc bao luc tu nguoi lon Cựu sao phim người lớn Mỹ trở thành lãnh đạo hội mục sư
thi nghiem tam ly chung minh tre hoc bao luc tu nguoi lon Kỷ lục mới cho bộ phim truyền hình ngập cảnh người lớn
/ vnexpress.net