Thế giới sẽ đối mặt với "thảm họa lãng phí vaccine"?!

Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown dẫn thông tin từ báo cáo mới của nhóm nghiên cứu Airfinity, chỉ ra rằng hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 trong kho dự trữ của các nước giàu sẽ hết hạn vào tháng 12 và có khả năng bị vứt bỏ nếu không được chia sẻ.

Theo Cựu thủ tướng Anh, nếu Thủ tướng Anh Borish Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các lãnh đạo châu Âu không đồng ý với kế hoạch phân phối các liều vaccine Covid-19 "để dành", thế giới sẽ đối mặt với "thảm họa lãng phí vaccine". Vấn đề quan trọng là phân phối những liều vaccine này ra sao và nguy cơ không có thỏa thuận phân phối tới các nước nghèo.

Thế giới sẽ đối mặt với "thảm họa lãng phí vaccine"?!
Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown. Ảnh: Reuters

"Chúng ta cần kế hoạch phân phối vaccine 'sử dụng ngay' để ngăn thảm họa lãng phí vaccine khi hết hạn. Thật là điều không tưởng và vô lương tâm khi 100 triệu liều vaccine bị các nước giàu vứt bỏ, còn người dân các nước nghèo sẽ phải trả giá cho tình trạng lãng phí vaccine bằng mạng sống", cựu thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết.

Ông Brown cho biết đã gửi nghiên cứu của Airfinity cho các lãnh đạo hàng đầu, bao gồm Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ và các chính trị gia cấp cao ở Brussels, trước thềm hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về vaccine ngày 22/9. Nghiên cứu của Airfinity dự đoán thế giới sẽ có sẵn 7 tỷ liều vaccine vào cuối tháng 9 và tăng lên 12 tỷ liều vào tháng 12.

Thế giới sẽ đối mặt với "thảm họa lãng phí vaccine"?!

Ông đề xuất mục tiêu tiêm cho 40% dân số các nước nghèo vào tháng 12/2021, đồng nghĩa với việc phải chuyển cho các nước này 2,3 tỉ liều vaccine. Ông cũng kêu gọi các nước trao đổi hợp đồng giao vaccine với COVAX, chương trình phân phối vaccine toàn cầu, hoặc Nhóm đặc trách mua vaccine phòng COVID-19 châu Phi (AVAT) để các chương trình này nhận vaccine sớm hơn.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang dựa vào COVAX để nhận vaccine phòng Covid-19, nhưng chương trình này của WHO không đạt được mục tiêu. Trong số hơn 1 tỉ liều vaccine mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) cam kết, chưa đến 15% đã được chuyển giao.

Hiện, Mỹ, Anh, các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác có thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho khoảng 80% dân số trên 12 tuổi và tiếp tục với các chương trình tiêm vaccine mũi 3 mà vẫn có số lượng lớn để phân phối lại toàn cầu. Theo dữ liệu từ Our World in Data, khoảng 43,1% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, nhưng con số này ở các nước thu nhập thấp chỉ là khoảng 1,9%.

Tranh cãi về vaccine COVID-19 và nhiều vấn đề nóng tại cuộc họp Liên hợp quốc Tranh cãi về vaccine COVID-19 và nhiều vấn đề nóng tại cuộc họp Liên hợp quốc

Tranh cãi về vaccine COVID-19, biến đổi khí hậu là một số nội dung được đánh giá sẽ chi phối chuỗi sự kiện kéo dài ...

Châu Âu thúc giục ngăn chặn làn sóng "không tiêm chủng" Châu Âu thúc giục ngăn chặn làn sóng "không tiêm chủng"

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 15/9 đã đưa ra lời kêu gọi trên trong “Thông điệp liên minh” ...

https://nghenghiepcuocsong.vn/the-gioi-se-doi-mat-voi-tham-hoa-lang-phi-vaccine/

P.V (Tổng hợp) / Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống