Thế chiến 2: Một xe tăng Liên Xô chặn đứng cả sư đoàn phát xít Đức

Chiếc xe tăng Liên Xô KV-1 hiên ngang án ngữ con đường độc đạo, chặn lối đi của hàng ngàn quân Đức, trụ vững trước hỏa lực pháo và mìn của đối phương.

Tháng 6.1941, một chiếc xe tăng hạng nặng của quân đội Liên Xô dám đối đầu với 5.000 lính phát xít Đức và đẩy lui chúng trong gần 24 tiếng đồng hồ.

Sau khi mở chiến dịch Barbarossa, quân đội Đức Quốc xã như dòng thác lũ đánh tan quân Liên Xô ở tuyến đầu và thọc sâu hàng trăm kilômét vào lãnh thổ Xô viết.

Trước hoàn cảnh nguy khốn đó, Hồng quân Liên Xô nỗ lực để chặn, hoặc chí ít làm chậm đà tiến của phát xít Đức, nhằm giúp đất nước XHCN này có thêm thời gian để tổ chức phòng ngự.

the chien 2 mot xe tang lien xo chan dung ca su doan phat xit duc

Xe tăng Liên Xô trong Thế chiến 2. Ảnh: Maxim Kolomiets.

Trong bối cảnh đó, một chiến công anh hùng đã được lập nên ở thành phố Raseiniai ở miền trung Litva (một quốc gia thành viên của Liên Xô). Tại đó, một chiếc xe tăng hạng nặng KV-1 của Hồng quân đã chặn đứng Sư đoàn số 6 của Đức trong gần 24 tiếng đồng hồ.

Một xe tăng đấu với cả một đoàn quân gần 5.000 người

Sư đoàn tăng số 6 của Đức và sư đoàn tăng số 2 của Hồng quân bắt đầu giao chiến ở thành phố Raseiniai trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô. Trong lúc trận chiến chính diễn ra ở phía đông thành phố, một chiếc tăng Xô viết đột nhiên xuất hiện ở phía sau lưng quân Đức ở phía bắc thành phố Raseiniai và cắt đứt tuyến đường tiếp tế giữa hai nhóm quân Đức này.

Chiếc xe tăng KV-1 án ngữ ngay giữa con đường và làm tê liệt việc di chuyển của gần 5.000 lính Đức. Phía Đức báo cáo như sau: “Chúng tôi không thể đi vòng qua xe tăng vì đầm lầy ở khắp mọi nơi. Chúng tôi không thể nhận đạn dược và sơ tán thương binh – họ đang chết dần”.

Trước khi quân Đức được tăng viện, khẩu súng máy trên chiếc xe tăng Liên Xô đã kịp thời bắn cháy 12 xe tải tiếp vận của địch.

Quân Đức dùng súng chống tăng 50mm để hạ chiếc xe tăng này nhưng bất thành. Hơn nữa, hỏa lực đáp trả từ xe KV-1 còn tiêu diệt toàn bộ các khẩu đội chống tăng này, cả người lẫn súng.

Sau đó lính Đức đưa lựu pháo 105mm uy lực hơn vào cuộc nhưng chúng cũng không thành công nốt. Quân phát xít quyết định đợi chờ tới đêm.

Khi màn đêm buông xuống, đặc công Đức tiếp cận chiếc xe tăng và gắn 2 quả mìn dưới bánh xích và khẩu pháo của xe tăng nhưng khi mìn nổ, chiếc xe KV-1 vẫn không bị suy chuyển một chút nào.

Hy vọng cuối cùng của lính Đức Quốc xã là dùng pháo 88mm. Nhiều chiếc xe tăng Đức đánh lạc hướng kíp xe tăng Liên Xô bằng cách giả vờ tạo ra một cuộc tấn công đa hướng trong khi khẩu pháo chống tăng nói trên được kéo bí mật đến sát xe tăng KV-1 và khai hỏa. Chỉ duy nhất quả đạn bắn trực diện thứ 13 mới xuyên thủng được lớp giáp xe tăng và làm toàn bộ các chiến sĩ Liên Xô ngồi trong xe tăng hy sinh.

Lính Đức ngả mũ nể phục

Quân phát xít Đức sau đó đưa thi thể của 6 người ra khỏi chiếc xe tăng bốc cháy – gồm 5 thành viên kíp xe và một người không xác định được danh tính. Ngưỡng mộ lòng can đảm của những người lính Liên Xô, quân Đức đã mai táng họ với đầy đủ nghi lễ và sự tôn trọng.

Vẫn chưa rõ vì sao chiếc xe tăng hạng nặng KV-1 này quyết định tham gia một trận đánh không cân sức như vậy.

Theo sử gia Maxim Kolomiets, chiếc xe tăng tách khỏi lực lượng bộ binh của mình và vô tình lọt vào đội hình quân địch. Hết sạch nhiên liệu, xe buộc phải khựng lại và giao chiến với quân địch.

Tuy nhiên, các thành viên của kíp xe vẫn có nhiều cơ hội rời xe, trốn trong rừng hoặc cố gắng mở đường máu để trở về bên đồng đội. Nhưng cuối cùng họ quyết định bám trụ và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

“Quái vật Nga”

Trước chiến tranh, phát xít Đức đã biết khá nhiều về xe thiết giáp của Liên Xô. Tuy nhiên chúng tuyệt đối chưa biết gì về xe tăng hạng nặng KV-1, đây là bất ngờ đáng sợ đối với lục quân Đức.

Trong các cuộc đụng độ đầu tiên với các xe tăng này vào mùa hè năm 1941, người Đức nhận ra rằng mình thiếu vũ khí để phá hủy các cỗ máy đầy uy lực đó. Quân Đức gọi xe KV-1 là các “quái vật Nga”. Xe hoàn toàn chống chịu tốt các loạt đạn bắn thẳng của pháo chống tăng 50mm.

Các xe tăng chủ lực của Đức vào thời điểm đó như là Panzer III và IV cũng như xe Panzer 38 (t) chiến lợi phẩm của Séc đều không phải là đối thủ của xe tăng KV-1. Giải pháp duy nhất để “trị” KV-1 là sử dụng pháo cao xạ hạng nặng 88m và lựu pháo 105mm.

Một lính Đức kể lại: “Tin đồn về các quái vật thiết giáp này khiến chúng tôi kinh sợ. Thông tin về kích thước và khả năng không bị xuyên thủng của xe tăng khiến chúng tôi nghĩ rằng đây là các pháo đài bất khả công phá”.

Thế nhưng KV-1 cũng có nhiều nhược điểm. Nó còn khá thô ráp ở các gờ xe vào đầu cuộc chiến. Mặc dù được bảo vệ tốt và có vũ khí mạnh, xe KV-1 lại khá chậm chạp. Bên cạnh đó, xe hay bị hỏng máy và thường xuyên cần sửa chữa.

Thời huy hoàng của KV-1 kết thúc khi quân Đức tung vào chiến trường xe tăng hạng nặng Tiger I vào năm 1942, xe này mạnh hơn nhiều so với KV-1. Nhưng trước khi điều này xảy ra, KV-1 đã là một ác mộng thực sự đối với Đức Quốc xã.

the chien 2 mot xe tang lien xo chan dung ca su doan phat xit duc \'Armata\' của Trung Quốc xuất hiện ở IDEX-2019

Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng mới của Trung Quốc được giới thiệu tại IDEX-2019 và chúng được coi là “Armata” phiên bản Trung ...

the chien 2 mot xe tang lien xo chan dung ca su doan phat xit duc Xe tăng robot và biểu tình nữ quyền vào top ảnh tuần

Chuyện lạ: Cảnh sát Trung Quốc sử dụng xe tăng robot tuần tra ga tàu hỏa và hàng loạt cuộc biểu tình ở Mỹ, Ấn ...

/ http://danviet.vn