Thầy sàm sỡ trò mà không tổn thương ư?

Có không ít phụ huynh nghĩ rằng “thôi, cũng chưa có gì nghiêm trọng, nói ra nhiều khi người ta đồn đại lại ảnh hưởng không tốt đến con mình bởi dù gì nó cũng là con gái”. Cũng có khi họ chỉ sống trong phạm vi nhỏ, làm căng lên con mình bị trù dập thì chẳng chuyển đi đâu được. Vì vậy những đứa trẻ đó đã lớn lên với tổn thương như thế đến cuối cuộc đời.

thay sam so tro ma khong ton thuong u

Ngôi trường, nơi xảy ra vụ việc gây ồn ào dư luận - Ảnh: Internet

“Chưa đủ căn cứ kết luận hành vi dâm ô”; “Công an nhận định thầy giáo ở Bắc Giang không dâm ô học sinh”; “Sự việc không nghiêm trọng”; “Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy các em không bị tổn thương gì, dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng tôi dám khẳng định điều này sẽ không có gì thay đổi”… là kết luận của lãnh đạo huyện Việt Yên, công an huyện Việt Yên, lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện Việt Yên và của vợ ông Minh đồng thời là đồng nghiệp của ông, trong vụ việc ông này bị tố cáo có hành động dâm ô đối với 13 nữ sinh lớp 5A của Trường tiểu học Tiên Sơn (H.Việt Yên, Bắc Giang).

Tôi không phải luật sư, nên không rõ cần phải có bằng chứng, căn cứ nào là điều kiện cần và đủ mới có thể kết luận rằng hành vi của ông Minh là “hành vi dâm ô”. Chỉ biết theo theo điều 146 Bộ luật Hình sự (tội dâm ô với người dưới 16 tuổi), dâm ô là hành vi có tính chất dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người thực hiện hành vi mà không nhằm mục đích giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác.

Biểu hiện của hành vi này thường là chạm vào khu vực nhạy cảm trên cơ thể nạn nhân. Việc chạm mông, sờ đùi nếu nhằm để thỏa mãn dục vọng của người thực hiện hành vi thì đó là dấu hiệu khách quan của hành vi dâm ô. Vậy xin hỏi lãnh đạo huyện Việt Yên, công an huyện Việt Yên, các vị thuộc cơ quan công quyền, rằng các vị đã căn cứ vào điều gì để đưa ra kết luận như thế?

Còn lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Việt Yên lại cho rằng sự việc không nghiêm trọng. Thật phẫn nộ khi một vị lãnh đạo lại có phát ngôn thiếu tâm và thiếu tầm như thế. Ông thiếu tâm vì ông không biết đặt mình vào hoàn cảnh những nữ sinh đáng thương kia. Ông thiếu tầm bởi ông không thấy rằng với người làm nghề giáo, đạo đức là thứ quan trọng nhất. Nếu con gái ông là một trong những đứa trẻ kia, ông cảm thấy thế nào? Nếu hôm nay ông cho rằng hành vi của ông Minh không nghiêm trọng, liệu có phải về sau sẽ lại có những ông Minh khác như thế chăng?

Là lãnh đạo của những người đào tạo nên thế hệ tương lai mà có trái tim vô cảm như ông, chắc ông cũng phải tự xem lại mình.

Ý kiến của vợ ông Minh rằng “kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy các em không bị tổn thương gì”, trong một chừng mực nào đó, tôi thông cảm vì đấy là chồng bà, cũng là đồng nghiệp của bà. Nhưng thưa bà, thà rằng bà im lặng chắc dư luận sẽ cảm thông hơn. Bà nói ra chỉ làm người đời phẫn nộ.

Thế nào là không tổn thương gì? Phải chăng phải có vết tích gì để lại trên cơ thể những đứa trẻ chỉ đáng tuổi con bà thì mới được xem là tổn thương? Bà được học hành tử tế để có thể đóng vai cô giáo là mẹ hiền thì chắc cũng có học tâm lý hành vi trẻ em, tâm lý học sinh trong quá trình học chứ? Bà có hiểu thế nào là những tổn thương tâm lý mà một đứa trẻ có thể gặp phải sau khi ông chồng “có đạo đức” như bà nói, đã hành động thiếu đạo đức nhà giáo như thế không?

Xét ở khía cạnh là con người, lời nói của bà chỉ chứng tỏ bà thiếu sự tử tế bởi chỉ có thiếu sự tử tế mới không biết xót thương cho những đứa trẻ đang phải chịu tổn thương cảm xúc từ hành vi thiếu đạo đức của ông chồng khả kính của bà, đang phải chịu áp lực từ dư luận xã hội cho dù chúng ngây thơ, vô tội.

Xét ở khía cạnh là người làm công tác giáo dục, phải chăng bà nên đi học lại nghiệp vụ giảng dạy, tâm lý sư phạm để hiểu thế nào là tổn thương, để có phát ngôn cho đúng tư cách sư phạm?

Tôi đã gặp một số trường hợp từng rơi vào hoàn cảnh như những em học sinh kia, những đứa trẻ ngây thơ, hoảng sợ, không biết phải làm gì. Bố mẹ chúng cũng không làm gì được bởi nào có bằng cớ gì, ai mà tin lời của một đứa trẻ? Có không ít phụ huynh nghĩ rằng “Thôi, cũng chưa có gì nghiêm trọng, nói ra nhiều khi người ta đồn đại lại ảnh hưởng không tốt đến con mình bởi dù gì nó cũng là con gái”. Cũng có khi họ chỉ sống trong phạm vi nhỏ, làm căng lên con mình bị trù dập thì chẳng chuyển đi đâu được. Và những đứa trẻ đó đã lớn lên với tổn thương như thế đến cuối cuộc đời.

Tôi đã theo dõi vụ việc từ đầu đến cuối để không nhận định sai, để không bị truyền thông dẫn dắt. Tôi khẳng định rằng hành vi của ông là thiếu đạo đức, rất nghiêm trọng khi xét từ góc độ quyền lợi của những đứa trẻ.

Tôi hết sức kinh ngạc và phẫn nộ khi những bài báo mà tôi đọc chỉ khai thác yếu tố “mới mẻ” của sự việc mà không để tâm đến việc bảo vệ những đứa trẻ vô tội của lớp 5A kia. Tôi hoàn toàn ủng hộ vị phụ huynh của một trong số các học sinh khi không cho công an tiếp xúc để lấy lời khai của con mình, bởi điều này sẽ tổn thương cháu nặng nề hơn nếu người hỏi không hiểu biết về tâm lý trẻ em.

Là người đã và đang trực tiếp giảng dạy hơn 20 năm trong nghề, tôi hy vọng vụ việc được giải quyết nghiêm khắc vì quyền trẻ em và giá trị nhân phẩm của phụ nữ. Bởi các em sẽ là những phụ nữ trong tương lai.

Trương Thị Mai Hạnh

Giảng viên Trường đại học Văn hóa TP.HCM

thay sam so tro ma khong ton thuong u Sờ mông, sờ đùi - không thể có giới hạn của sự dâm ô

Thầy giáo xác nhận “sờ mông, sờ đùi” các nữ sinh lớp 5 là thứ mà anh ta thừa nhận. Nó có thể đúng, hoặc ...

thay sam so tro ma khong ton thuong u Cô giáo bắt học sinh ngậm dép vì đùa giỡn trong giờ học?

Nhiều vụ việc như cô bắt trò uống nước từ giẻ lau bảng, phụ huynh bắt cô giáo quỳ, cô giáo không giảng bài suốt ...

/ https://motthegioi.vn