Thách thức luật pháp quốc tế - Trung Quốc đang hành xử vô pháp trên Biển Đông

Không cần người Trung Quốc phải lên tiếng, thế giới đều hiểu ai làm phức tạp tình hình ở Biển Đông nhằm độc chiếm một vùng biển rộng lớn...

Khoảng nửa tháng nay, báo chí trong và ngoài nước đã đưa nhiều tin bài về hoạt động của nhóm tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông (khu vực Bãi Tư Chính).

Theo đó, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tiến vào vũng biển Bãi Tư Chính từ ngày 03/07/2019.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post – SCMP), có trụ sở tại Hồng Kông, dẫn nguồn tin từ Ryan Martinson - nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Mỹ cho hay:

thach thuc luat phap quoc te trung quoc dang hanh xu vo phap tren bien dong
Tàu hải cảnh của Trung Quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Infonet.vn)

“Bãi Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế và do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông” cho thấy đây là thực tế không thể phủ nhận về “Vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”.

Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ rõ:

“Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông…”.

Đây là lời đáp trả tuyên bố đổi trắng thay đen của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, tại cuộc họp báo ngày 17/7/2019 khi người này yêu cầu Việt Nam “Nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.

Không cần người Trung Quốc phải lên tiếng, thế giới đều hiểu ai làm phức tạp tình hình ở Biển Đông nhằm độc chiếm một vùng biển rộng lớn nằm trong đường lưỡi bò mà họ tưởng tượng ra.Còn nhớ ngày 02/05/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông.

Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Nguồn tin quốc tế cho hay, khi đó, để đối phó với khoảng 100 tàu vũ trang Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam đã cử tới khu vực này 29 tàu.

Tại khu vực Bãi Tư Chính, tàu Hải Dương 8 vẫn hoạt động cho đến ngày 19/07/2019, có thời điểm tàu này và biên đội tàu hộ tống đã tiến vào khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Đội tàu Trung Quốc đã vi phạm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế.

Cần biết rằng trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia, theo các điều khoản của Công ước luật biển 1982, các quốc gia khác chỉ được hưởng các quyền sau: “Tự do hàng hải; Tự do hàng không; Tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp”.

Tuy nhiên, nếu các quốc gia thực hiện những quyền này mà ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò khai thác, kinh tế hoặc nghiên cứu khoa học của quốc gia ven biển thì phải được sự cho phép của quốc gia ven biển.

Nếu không được phép là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Vậy tại sao Trung Quốc chọn thời điểm này để đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào khu vực bãi Tư Chính kèm theo các tàu bán vũ trang thuộc loại lớn nhất thế giới?

Đầu tháng 07/2019, nhiều tờ báo trong và ngoài nước thông tin về chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước Việt Trung từ ngày 8 đến ngày 12/7.Như thông tin của truyền thông quốc tế, thời điểm Trung Quốc gây sự ở Bãi Tư Chính là ngày 03/07/2019.

Việc chọn thời điểm này để xâm phạm chủ quyền của Việt Nam cho thấy sự thâm hiểm của những kẻ ra quyết định bởi họ cho rằng các nhà nghiên cứu và dư luận quốc tế sẽ dành sự chú ý vào chuyến thăm và sự hội kiến ở Bắc Kinh hơn là sự kiện ngoài Biển Đông.

Mặt khác, họ cũng hy vọng Việt Nam sẽ không phản ứng mạnh mẽ, ít nhất là trên truyền thông trong thời gian cuộc thăm diễn ra.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, làm tăng sự trầm trọng của tình trạng thất nghiệp.

Không chỉ có vậy, giá cả các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, rau, hoa quả,… tăng chóng mặt đến mức Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phải nêu câu hỏi “Giá lên cao vậy sao?” khi tới thăm một quầy hoa quả tại tỉnh Sơn Đông.

Việc Trung Quốc khuấy động tình hình Biển Đông là chiến thuật một mũi tên trúng hai đích:

Thứ nhất chuyển mâu thuẫn nội tại ra ngoài, lái sự bức xúc của dư luận trong nước về lao động, việc làm, giá cả đến những vấn đề kích động tâm lý dân tộc cực đoan như lãnh thổ, chủ quyền,…

Thứ hai, mục đích uy hiếp gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế, hợp tác nước ngoài của Việt Nam.

Mục đích của hành động này không gì khác là nhằm làm chậm sự phát triển kinh tế của Việt Nam, biến Việt Nam thành một quốc gia yếu ở biên giới phía nam Trung Quốc. Đây là chiến lược được Trung Quốc thực thi ngay từ khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

Đây không phải là cách hành xử của một nước là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà Việt Nam là một thành viên không thường trực.

Giữ gìn hòa bình, hữu nghị không có nghĩa là Việt Nam im lặng trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.

Khi Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Việt Nam sẽ không cô độc.

Đối phó với chiến lược dùng các tàu thuyền bán vũ trang của Trung Quốc trên Biển Đông, không gì hơn là Việt Nam phải tăng cường sức mạnh lực lượng chấp pháp trên biển.

Mặt khác cần tổ chức các đội tàu thuyền của ngư dân thành lực lượng tự vệ biển được trang bị những công cụ cần thiết nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Tăng cường sức mạnh lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư cần được xem là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên ngang ngược, bất chấp công pháp quốc tế.

Dù chưa có các tàu chấp pháp tải trọng hàng vạn tấn như Trung Quốc, nhưng ta cũng có nhiều lợi thế khác sẽ khiến những cái đầu nóng phải cân nhắc nặng nhẹ.

Bài học Hoàng Sa, Gạc Ma cho thấy chúng ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới vì lòng tham và chủ nghĩa bành trướng của họ không bao giờ thay đổi.

Nhưng những kẻ cố tình chống phá Việt Nam cũng cần biết rằng truyền thống độc lập, tự cường của người Việt cũng không bao giờ thay đổi và lịch sử đã chứng minh, người Việt luôn chiến thắng mọi thế lực thù địch.

thach thuc luat phap quoc te trung quoc dang hanh xu vo phap tren bien dong Trung Quốc dồn "dân quân biển" trong căng thẳng Tư Chính
thach thuc luat phap quoc te trung quoc dang hanh xu vo phap tren bien dong Cáo buộc tàu Nga xâm phạm khu vực ‘cảnh giới quân sự’, Triều Tiên bắt giữ 17 thủy thủ tại biển Nhật Bản
thach thuc luat phap quoc te trung quoc dang hanh xu vo phap tren bien dong Chiến lược bắt nạt láng giềng của Trung Quốc trên Biển Đông
/ giaoduc.net.vn