Tên cướp bí ẩn trong trang phục cao bồi

Vị khách mặc trang phục cao bồi lẳng lặng chìa tờ giấy cho giao dịch viên ngân hàng ở Mỹ, trên giấy ghi “đây là vụ cướp, mau đưa tiền ra”.

Đối diện với tên cướp vào một sáng tháng 5/1991, nữ giao dịch viên ngân hàng liên bang thành phố Irving, bang Texas (Mỹ) vội làm theo yêu cầu, lấy cọc tiền trong ngăn kéo đưa ra. Kẻ cướp gật đầu, nhét tiền vào trong túi, rời đi.

Trong hơn một năm từ 1991-1992, FBI xác định nhiều vụ cướp với kịch bản tương tự đã được thực hiện trót lọt và gần như không để lại manh mối, gây thiệt hại tổng cộng 25.000 USD.

ten cuop bi an trong trang phuc cao boi
Tên cướp bí ẩn trong trang phục cao bồi được gán cho biệt hiệu Cowboy Bob. Ảnh: Texas Monthly.

Theo các giao dịch viên, "Cowboy bob" - biệt danh do FBI đặt cho kẻ cướp – luôn bình tĩnh, yên lặng và lịch sự. Tên cướp biết cách né camera giám sát và kiểm tra tiền cẩn thận để tránh dính phải tiền nhuộm. Cowboy Bob dường như không muốn làm hại ai nên không bao giờ mang theo súng, luôn vào ngân hàng rồi rút đi trong 60 giây.

Mỗi khi cướp xong, Cowboy Bob thường bình thản bước ra ngoài, thay biển số thật bằng biển số giả rồi mới lên xe phóng đi trước khi cảnh sát kịp tới nơi.

Vì Cowboy Bob luôn đội mũ, giao dịch viên không nhìn được rõ mặt mà chỉ có thể mô tả chung chung là cao khoảng 1m77, hơi có bụng to, tóc gần bạc và để ria. Cảnh sát cũng không tra được tung tích tên cướp vì biển số xe giả, không tồn tại trong dữ liệu đăng ký.

FBI tin rằng đang phải đương đầu với tên cướp chuyên nghiệp vì Cowboy Bob không phạm phải những sai lầm của tay mơ. Hắn không loay hoay khi giao dịch viên đọc tờ giấy và hoàn toàn yên lặng trong những giây chờ đưa tiền. Tuy nhiên, điều tra viên vẫn nhìn ra tên cướp đội mũ cao bồi ngược ra sau, từ đó cho rằng hắn đeo râu giả.

Vì không có manh mối nào khác, FBI tập trung truy biển số xe giả với hy vọng sẽ có bước đột phá.

Sau một vụ cướp, không biết do bất cẩn hay kiêu ngạo mà Cowboy Bob quên không thay biển số xe và bị cảnh sát truy ra biển số này thuộc về một người kinh doanh ôtô. Khi bị bắt, người này khai chiếc xe là quà mua tặng em gái tên Peggy Jo Tallas.

ten cuop bi an trong trang phuc cao boi
Peggy Jo. Ảnh: Texas Monthly.

Với địa chỉ người anh trai cung cấp, nhà chức trách tìm gặp Peggy, đinh ninh rằng đây là người phụ nữ trẻ tuổi có bạn trai là kẻ cướp ngân hàng. Peggy giúp sức ở khâu chuẩn bị biển số hoặc giấu tiền.

Tuy nhiên, nhân viên FBI ngạc nhiên khi thấy Peggy Jo đã ở tuổi trung niên, sống chung với người mẹ bệnh tật trong căn nhà nhỏ giản dị. Điều tra viên được biết Peggy Jo không có bạn trai hoặc chồng, ngày ngày dành toàn thời gian chăm sóc mẹ.

Nhiều người thân cũng xác nhận Peggy không có bạn trai, và cũng không có thời gian cho quan hệ tình cảm vì bận chăm sóc mẹ. FBI cho rằng có thể đã có nhầm lẫn xảy ra nhưng vẫn quyết định khám nhà Peggy để chắc chắn. Trong tủ quần áo của Peggy, họ tìm thấy quần áo đàn ông, râu giả.

Với những thứ này, điều tra viên mới để ý thấy trên bờ môi của Peggy Jo là lớp hồ dán phết mỏng theo đường thẳng. Tóc của Peggy Jo lốm đốm mấy chỗ bị nhuộm bạc. Khi đó, điều tra viên FBI mới vỡ lẽ Peggy giả nam giới trong trang phục cao bồi để ăn cướp.

Sau khi bị bắt giữ, Peggy Jo kể trước kia là người phóng khoáng, thích bay nhảy nhưng mẹ bị ốm nên phải dành hết thời gian chăm sóc. Peggy Jo nói nảy ra ý định cướp ngân hàng khi vừa muốn trang trải chi phí chữa trị, vừa muốn sống cuộc sống mình hằng mơ ước. Người phụ nữ kể thích cảm giác hưng phấn nên vẫn tiếp tục cướp dù đã có đủ tiền.

Ra tòa, thẩm phán thấy rằng Peggy Jo cướp ngân hàng không dùng vũ khí, từ trước tới nay vẫn luôn được mọi người xung quanh coi là người tốt bụng, không nghiện hút hoặc nghiện rượu nên chỉ tuyên phạt 33 tháng tù. Peggy Jo ra tù khi đã ở gần tuổi 60, mau chóng tìm được việc làm và hòa nhập với cộng đồng.

Ít phút sau, Peggy Jo bước ra ngoài và cầm theo khẩu súng. Trước sự do dự của cảnh sát, Peggy Jo thách thức "bây giờ tôi chĩa súng vào các anh mà các anh không bắn ư?" rồi giơ cao súng trong tay. Bốn khẩu súng của cảnh sát đồng loạt nổ vang.

Sau cái chết của nghi phạm, cảnh sát mới biết khẩu súng trong tay Peggy Jo chỉ là đồ chơi. Từ những đồ vật trong xe, nhà chức trách suy luận rằng Peggy Jo đã ngồi hút nốt điếu thuốc lá cuối cùng trước khi bước ra ngoài. Trong chiếc túi trên sàn là những tờ tiền bị nhuộm đỏ vô giá trị. Gần đó là cần câu cá và chiếc hộp chứa nhiều ảnh người thân trong gia đình.

Quốc Đạt (Theo Texas Monthly)

ten cuop bi an trong trang phuc cao boi Cảnh sát đặc nhiệm lao xe vào hai tên cướp
ten cuop bi an trong trang phuc cao boi Tên cướp liên tiếp đâm chết 4 người ở Mỹ
ten cuop bi an trong trang phuc cao boi Tên cướp xưng tên thật khi gây án ở ngân hàng
ten cuop bi an trong trang phuc cao boi Dillinger - tên cướp ngân hàng khét tiếng nhất lịch sử Mỹ
ten cuop bi an trong trang phuc cao boi Mỹ khai quật mộ tên cướp ngân hàng khét tiếng nhất lịch sử
/ vnexpress.net