Việc KRI Nanggala được thiết kế để ẩn mình và tránh bị phát hiện như các tàu ngầm khác khiến chiến dịch tìm kiếm của Indonesia gặp nhiều khó khăn.
Tàu ngầm KRI Nanggala 402 chở theo 53 người mất liên lạc vào rạng sáng 21/4 tại vùng biển phía bắc đảo Bali trong lúc tham gia cuộc tập trận phóng ngư lôi.
Indonesia đang phải chạy đua với thời gian để tìm kiếm con tàu khi lượng dưỡng khí trên KRI Nanggala 402 đang dần cạn kiệt.
Săn tàu ngầm
Có hai thách thức lớn khi tìm kiếm tàu ngầm mất tích.
Đầu tiên là tìm ra nó. Các tàu ngầm vốn được thiết kế cho các hoạt động bí mật. Khi Nanggala lặn như một phần của bài tập thông thường, không chắc nó được theo dõi. Ngay cả trong một cuộc tập trận gần bờ, rất khó để duy trì liên lạc sóng âm với các tàu ngầm.
KRI Nanggala 402. (Ảnh: Hải quân Indonesia) |
Thông thường, dấu hiệu cho thấy một tàu ngầm mất tích là thủy thủ đoàn không gửi báo cáo cho trung tâm chỉ hủy theo kế hoạch.
Khi không nhận được báo cáo này, hải quân các nước sẽ tiến hành kiểm tra và bắt đầu tìm kiếm.
Tuy nhiên, dù các thiết bị tìm kiếm có hiện đại tới đâu sẽ gặp rất nhiều khó khăn với một chiến dịch săn tàu ngầm ở một vùng biển rộng lớn và sâu như biển Bali.
Khi tàu ngầm di chuyển càng nhanh, khoảng thời gian kể từ lần phát tín hiệu cuối cùng càng xa thì khu vực tìm kiếm càng rộng.
Cấu tạo tàu ngầm có phao cứu sinh, khi gặp nạn, phao này được thả để đánh dấu vị trí. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ được sử dụng khi phi hành đoàn vẫn tỉnh táo. Ở vùng nước sâu, phao sẽ tách ra khỏi tàu và lực lượng tìm kiếm phải tính toán các yếu tố ảnh hưởng như gió, dòng chảy để ước tính vị trí hiện tại của tàu.
Các yếu tố này cũng được tính đến nếu phát hiện bất cứ mảnh vỡ hoặc vết dầu loang nào trên mặt biển.
Hải quân Indonesia trước đó xác nhận phát hiện một vết dầu loang gần vị trí tàu KRI Nanggala lặn.
Thách thức từ tự nhiên
Đáy đại dương hiếm khi phẳng lặng. Hải quân Indonesia không loại trừ khả năng KRI Nanggala 402 đã chìm ở độ sâu 600-700 m. Độ sâu này có thể khiến con tàu bị ép nát vì áp lực nước.
Nhưng kể cả khi thân tàu không bị vỡ vụn, rất khó để phát hiện nó dưới đáy biển sâu.
Năm 2017, khi tàu ngầm San Juan của Argentina mất tích, phải mất gần một năm để tìm thấy nó ở độ sâu 800 m. Kịch bản tương tự có thể xảy ra với KRI Nanggala 402.
Thậm chí kể cả khi tàu ngầm Indonesia được tìm thấy và chưa nổ, không có gì đảm bảo các thủy thủ trên tàu vẫn còn sống.
Tàu cứu hộ MV Swift của Hải quân Singapore tham gia hỗ trợ tìm kiếm tàu ngầm Indonesia mất tích. (Ảnh: Reuters) |
Nếu một hoặc nhiều khoang bị ngập, có thể có những người sống sót trong các khoang khác. Nhưng dưỡng khí sẽ bị hạn chế.
Theo Tham mưu trưởng hải quân Adm Yudo Margono, KRI Nanggala 402 dự kiến sẽ hết oxy vào 3h sáng 24/4.
Trên thực tế, thủy thủ tàu ngầm có thể thoát ra ngoài qua ống phóng ngư lôi, nhưng quy trình này sẽ đầy rủi ro khi tàu chìm sâu. Nếu KRI Nanggala 402 đang ở độ sâu 600-700 m như giả thiết, lựa chọn này không khả thi.
Chưa kể các thiết bị cứu hộ thường phải bó tay với độ sâu này.
Thông thường khi giải cứu tàu ngầm, đội cứu hộ sẽ hạ chuông lặn, gắn vào cửa thoát hiểm và đưa các thủy thủ ra ngoài. Nhưng kịch bản này cũng không khả quan ở độ sâu 700 m.
Giải cứu tàu ngầm Indonesia: 16 giờ chạy đua với tử thần
Lực lượng cứu hộ Indonesia và quốc tế đang phải chạy đua với thời gian để giải cứu tàu ngầm mất tích khi lượng oxy ... |
Phát hiện vật thể nghi là tàu ngầm Indonesia mất tích
Đội cứu hộ phát hiện vật thể có "từ tính cao" trôi nổi ở độ sâu 50-100 mét phía bắc Bali, nơi tàu ngầm chở ... |