Theo báo cáo của tạp chí nổi tiếng Science, một số nhà khoa học đang nghi ngờ dự án nghiên cứu virus biến đổi gen trong nông nghiệp Mỹ là ‘tấm bình phong’ cho việc phát triển vũ khí sinh học, vi phạm Công ước quốc tế.
Tạp chí Science của Hiệp hội Mỹ vì sự Phát triển Khoa học ngày 5/10 công bố kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ các trường đại học hàng đầu ở Đức và Pháp cho biết, chương trình nghiên cứu sử dụng côn trùng để lan truyền virus biến đổi gen của quân đội Mỹ có thể vi phạm Công ước Vũ khí sinh học.
Chương trình biến đổi gen của Mỹ bị cáo buộc biến ba loại côn trùng - rầy nâu, ruồi trắng và rệp - thành một đội quân sinh học. (Ảnh: The Washington Post)
Theo tìm hiểu của nhóm các chuyên gia quốc tế về di truyền tiến hóa và đạo đức sinh học, chương trình “Côn trùng Đồng minh” (Insect Allies) được tài trợ phát triển bởi Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng (DARPA). Mục đích của dự án này nhằm sử dụng côn trùng để “phân tán các virut biến đổi gen truyền nhiễm được thiết kế để chỉnh sửa DNA cây trồng trực tiếp trong các trường (các tác nhân biến đổi gen môi trường ngang)”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu quốc tế lưu ý tới những hậu quả sinh học, kinh tế và xã hội sâu rộng mà Lầu Năm Góc có thể gây ra cho môi trường khi thực hiện chương trình này. Các nhà khoa học bày tỏ sự ngờ vực về mục tiêu “mang lại lợi ích thiết thực cho nông nghiệp Mỹ” mà DARPA đưa ra khi trình bày về dự án.
“Chương trình này có thể sẽ bị lợi dụng để tạo ra các tác nhân sinh học và công cụ để phục vụ cho các mục đích thù địch. Mỹ sẽ vi phạm Công ước Sinh học, nếu điều này thực sự xảy ra”, báo cáo cho biết.
Tạp chí Science lưu ý, chương trình này đã được Mỹ đưa vào thực hiện từ năm 2016, chi phí tính đến thời điểm hiện tại vào khoảng 27 tỷ USD.
Muỗi Aedes aegypti biến đổi gen được thử nghiệm. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, người đứng đầu đơn vị phòng chống bức xạ, hóa học và sinh học quân đội Nga, ông Igor Kirillov hôm thứ Năm (4/10) tuyên bố, nhóm các nhà khoa học Mỹ làm việc ở trung tâm y tế Lugar, Gruzia đã lấy danh nghĩa cung cấp dược phẩm để tiến hành thử nghiệm các hóa chất độc hại lên người dân địa phương. Kết luận của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra trên cơ sở phân tích các tài liệu được cựu Bộ trưởng An ninh Quốc gia Gruzia Igor Giorgadze công bố.
Lầu Năm Góc cho biết, Trung tâm Lugar thuộc sở hữu của chính quyền Gruzia, đồng thời lưu ý rằng đại diện đặc biệt của Thủ tướng Gruzia về quan hệ với Nga, ông Zurab Abashidze cũng thừa nhận, phòng thí nghiệm được tài trợ và quản lý bởi chính quyền Tbilisi, thủ đô Gruzia.
Quân đội Mỹ bác đề xuất điều thủy quân lục chiến đến Đài Loan
Lầu Năm Góc khước từ yêu cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc điều binh sĩ đến bảo vệ văn phòng đại diện mới ... |
Quân đội Mỹ ngăn cản dự án đường sắt Hàn - Triều
Việc Washington ngăn Seoul thực hiện dự án đường sắt liên Triều cho thấy sự chia rẽ rõ rệt trong cách giải quyết căng thẳng ... |
Người gốc Việt đầu tiên trở thành chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản
Thiếu tướng Lương Xuân Việt sẽ phụ trách 16 quân đoàn Mỹ đóng ở đại lục và đảo Okinawa của Nhật Bản. |
Quân đội Mỹ quyết chi 15 triệu USD để tạo ra siêu chiến binh
Quân đội Mỹ đã công bố một dự án trị giá 1 triệu USD để thực hiện các thí nghiệm bí mật với mục đích ... |