Táo quân bị phản đối: Đừng chọc cười trên khuyết tật người khác

Sau những bàn cãi, cuối cùng văn bản phản đối chương trình Táo quân trên VTV cũng được phát đi vì cho rằng chương trình đã miệt thị giới tính và cộng đồng LGBT (cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới).

tao quan bi phan doi dung choc cuoi tren khuyet tat nguoi khac

(Ảnh: VTV).

Dù văn bản do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT (ICS) gửi đến VTV mới chỉ ở mức độ thư ngỏ, nhưng cũng cho thấy đây là lời cảnh báo cần thiết, đụng đến những vấn đề khá nhạy cảm trong xã hội, mà những người làm nội dung hay bất cứ các phát ngôn, biên soạn v.v… cần phải nghiêm túc xem xét để tránh mắc phải.

Người đồng tính, song tính chẳng phải lỗi do họ; người chuyển giới cũng chẳng phải là vi phạm mà thậm chí đó thuộc về quyền tự do cá nhân của họ; huống hồ là người béo/gầy… sao cứ bị mang ra gây cười, chê bai, châm chọc quá mức.

Đành rằng những hài kịch hay tình huống gây cười trên sân khấu thường lấy các “vấn đề” của con người như giới tính hay cơ thể ra để châm chọc, nhưng phải ở mức độ chấp nhận được chứ không thể quá trớn đi đến xúc phạm hay miệt thị. Hơn nữa, các tình huống gây cười chạm đến con người cũng không được phép “vơ đũa cả nắm” gây bực tức, bất bình cho cả một cộng đồng. Ở các quốc gia văn minh, khi để xảy ra những trường hợp như vậy có thể dẫn đến kiện tụng, bồi thường… chứ không hẳn đưa ra một lời xin lỗi là xong được.

Dịp Tết Mậu Tuất vừa rồi, tôi có dịp trò chuyện với một người quen từ Mỹ về Việt Nam ăn Tết. Anh cho biết, trong các hồ sơ cá nhân phải kê khai ở Mỹ hiện nay khi làm các thủ tục, người kê khai có quyền không kê khai tuổi, giới tính, khuyết tật cơ thể… Trên nhiều loại mẫu hồ sơ, có thể không có những mục kê khai trên, hoặc có đưa ra chọn lựa cho phép người kê khai có quyền kê khai hay không kê khai. Các tổ chức, ngay cả cơ quan công quyền cũng không có quyền ép buộc người kê khai hồ sơ ghi ra những yếu tố trên.

Có những thứ đã được pháp luật quy định và công nhận, thì chúng ta không thể vì tiếng cười mà có quyền đụng chạm đến bởi những thứ đó chẳng phải là sai phạm, cũng chẳng có tội hay có lỗi gì với ai.

Có những thứ dù chưa được luật hóa và công nhận, nhưng với sự phát triển của văn minh xã hội theo hướng ngày càng tôn trọng quyền con người và các quyền riêng tư, tự do cá nhân, thì chúng ta cũng không được tùy tiện châm chọc, đã kích hay phê phán.

Chuẩn mực văn minh xã hội bất cứ thời nào cũng thế, không cho phép chúng ta cười trên nỗi đau của người khác; cũng không cho phép chúng ta gây cười trên khuyết tật, hay hình thái giới tính của người khác.

tao quan bi phan doi dung choc cuoi tren khuyet tat nguoi khac Khán giả tranh cãi gay gắt việc Táo Quân "miệt thị" cộng đồng LGBT

Nhiều ý kiến của cư dân mạng tranh cãi về việc chương trình Táo Quân dùng giới tính của Bắc Đẩu để tạo tiếng cười.

tao quan bi phan doi dung choc cuoi tren khuyet tat nguoi khac Chương trình Táo quân bị phản ứng vì xúc phạm người đồng giới

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT ...

tao quan bi phan doi dung choc cuoi tren khuyet tat nguoi khac Tiết lộ bí mật đằng sau những trang phục ‘kỳ dị’ trong Táo Quân 2018

Đằng sau đôi cánh thiên thần của Táo Y tế, chiếc váy đầy dây dợ của Táo Hưu hay trang phục gắn 12 cái khuy ...

/ https://laodong.vn