Tại Trung Quốc, các vụ bắt giữ và trục xuất giáo viên nước ngoài đã tăng vọt trong năm nay, nhằm thực hiện chiến dịch "thanh lọc" đội ngũ giảng dạy của nước này.
Biểu tượng bên ngoài của một trung tâm tiếng Anh tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters). |
Bốn công ty luật đã tiết lộ với Hãng tin Reuters rằng, các yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho giáo viên nước ngoài đã tăng lên khoảng 4-10 lần trong sáu tháng qua. Các giáo viên và trường học xác nhận, những vụ bắt giữ và tạm giam giáo viên nước ngoài vi phạm lỗi nhỏ đã trở nên phổ biến.
Tổ chức giáo dục Education First (EF) có trụ sở tại Thụy Sĩ, nơi điều hành khoảng 300 trường học trên 50 thành phố của Trung Quốc đã gửi một thông báo nội bộ cho các nhân viên vào ngày 27 tháng 6. Theo đó, có nhiều vụ giam giữ giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc do liên quan đến ma túy, bạo lực và vi phạm an ninh mạng.
EF cho biết, các nhân viên của họ đã bị cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng và nơi làm việc, các quán bar và câu lạc bộ đêm để thẩm vấn và kiểm tra ma túy. Thông báo cho biết EF cũng đã nhận được cảnh báo từ Đại sứ quán về sự gia tăng các vụ bắt giữ.
Người phát ngôn của EF từ chối trả lời về nội dung của thông báo, tuy nhiên, họ đánh giá cao về sự hợp tác của chính quyền Trung Quốc. Điều đó nhắc nhở nhân viên của họ về việc tuân thủ pháp luật.
Một trường quốc tế tại Bắc Kinh và trung tâm môi giáo giáo viên tại Thượng Hải cũng xác nhận về sự gia tăng các vụ bắt giữ.
Ông Peter Pang, luật sư của công ty luật IPO Pang Xingpu (Thượng Hải), người đại diện cho các giáo viên nước ngoài cho biết: “Có rất nhiều áp lực đối với họ để giữ trong sạch cho đội ngũ giảng dạy. Đó là ý tưởng của (Chủ tịch) Tập Cận Bình nhằm đảm bảo bộ mặt của Trung Quốc đối với thế giới”.
Hãng tin Reuters cho biết, cơ quan Công an Trung Quốc và Bộ Giáo dục đã không phản hồi về vấn đề này. Các vụ giam giữ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với các nước phương Tây, Mỹ và Úc.
Theo số liệu chính thức vào năm 2017, Trung Quốc có khoảng 400.000 công dân nước ngoài làm việc trong ngành giáo dục, bao gồm các trường học, cao đẳng và viện ngôn ngữ.
Một luật sư cho biết, nhiều vụ kiện pháp lý đối với giáo viên nước ngoài có liên quan đến các biện pháp kiểm tra ma túy mới, bao gồm các phương pháp có thể theo dõi việc sử dụng ma túy trong thời gian dài hơn.
Ba cựu giáo viên của hai trường ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã bị giam giữ từ 10 – 30 ngày, trước khi bị trục xuất trong năm nay cho biết, các giáo viên đã bị kiểm tra ma túy nhiều lần trong vài tuần.
Một người đàn ông 25 tuổi ở Florida đã bị trục xuất hồi tháng 5, sau khi bị giam giữ 10 ngày ở Bắc Kinh. Anh ta và một đồng nghiệp đã trải qua một cuộc kiểm tra nước tiểu ngay trong ngày đầu tiên đến Trung Quốc và an toàn. Tuy nhiên, anh ta bị giam giữ sau cuộc kiểm tra bất ngờ tại nơi làm việc cách đó 2 tuần, vì có dấu vết của cần sa trên tóc.
Tôi đã không chạm vào bất cứ loại thuốc nào ở Trung Quốc, một người đàn ông giấu tên cho biết. Hiện tại anh ta đang tìm kiếm công việc tại Hoa Kỳ.
Hành vi của các giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý vào tháng trước, khi 19 công dân nước ngoài, trong đó có 7 người làm việc cho EF, đã bị bắt tại thành phố Từ Châu vì liên quan đến ma túy.
Học sinh của một ngôi trường tại Bắc Kinh đang ghi chú quan điểm của (Chủ tịch) Tập Cận Bình (Ảnh: AFP). |
Vụ việc đã nhận làn sóng chỉ trích dữ dội của truyền thông Trung Quốc. Cùng với đó, lời kêu gọi của Bắc Kinh nhằm xóa bỏ ảnh hưởng nước ngoài từ các trường học cũng được lặp lại.
Tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch rộng khắp nằm loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố nước ngoài khỏi hệ thống giáo dục, trong đó có cấm các khóa học lịch sử nước ngoài.
Các luật sư cho biết, nhiều trường học tại Trung Quốc đang lợi dụng làn sóng phản đối giáo viên nước ngoài để vi phạm hợp đồng không mang tính hình sự như chậm trả lương, không hỗ trợ giấy tờ để xin thị thực hay tự ý thay đổi hợp đồng mà không báo trước.
Luật sư Pang cho biết, công ty của ông đã sử lý hàng chục hợp đồng lao động giữa giáo viên và trường học trong những tháng gần đây.
Emily, giáo viên tiếng Anh 25 tuổi đến từ bang Utah của Mỹ cho biết, trường Thành Đô ở phía Tây Nam Trung Quốc đã giữ hộ chiếu của cô trong 10 tuần, vào cuối năm 2018, và chỉ trả lại khi cô đe dọa sẽ gọi cảnh sát.
Trường Thành Đô đã không trả lời các cuộc điện thoại của phóng viên Hãng tin Reuters. Nhân viên phòng nhân sự đã cầm hộ chiếu của Emily xác nhận cô từng làm việc tại trường, nhưng từ chối bình luận về vụ việc.
Luật sư của Seattle nói rằng, trên thực tế, những rủi ro khi giáo viên nước ngoài đến Trung Quốc dạy học vượt xa những gì mà họ nhận được.
Triều Tiên mở lại một đường bay tới Trung Quốc sau 3 năm |
Trung Quốc nói người biểu tình ở sân bay Hong Kong giống khủng bố |
Trung Quốc 'ngấm đòn' chiến tranh thương mại với Mỹ |