Một loại thực phẩm đơn giản, dễ tìm như tỏi có khả năng phòng chống cúm hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây vào năm 2014 của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Western Australia đã chứng minh rằng ở nhóm đối tượng có sử dụng tỏi hàng ngày
Việc sử dụng tỏi còn có thể làm ngắn thời gian mắc cúm, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng
Sử dụng tỏi trong dự phòng bệnh
Theo kinh nghiệm dân gian, một loại thực phẩm đơn giản, dễ tìm như tỏi có khả năng phòng chống cúm hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây vào năm 2014 của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Western Australia đã chứng minh rằng ở nhóm đối tượng có sử dụng tỏi hàng ngày thì sự xuất hiện bệnh cúm thông thường thấp hơn so với nhóm không sử dụng tỏi. Ngoài ra, việc sử dụng tỏi còn có thể làm ngắn thời gian mắc cúm, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng.
Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi chứa một hợp chất tên là alliin. Khi mà tỏi được ép hoặc nhai, thì hợp chất này chuyển thành allicin, hợp chất chính trong tỏi. Allicin có chứa một hàm lượng lưu huỳnh, khiến cho tỏi có mùi và vị rất đặc trưng. Tuy nhiên allicin này không bền vững, nó nhanh chóng chuyển sang hợp chất có chứa lưu huỳnh khác và từ đó mang đến những lợi ích trong điều trị bệnh. Những hợp chất này giúp tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của bạch cầu khi bạch cầu gặp một số loại virus gây nên các bệnh, ví dụ virus gây cảm cúm thông thường.
Việc dùng tỏi có thể nâng cao sức đề kháng đường hô hấp hàng ngày, phòng cúm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Do không phải ai tiếp xúc với mầm bệnh cũng mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tính cảm nhiễm và sức đề kháng của từng cơ thể.
Ăn tỏi đúng cách
Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10-15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Vì vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn.
Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi. Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt. Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan. Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
Cách chế biến tỏi
Lượng tỏi tươi tối thiểu trong 1 ngày là 1 nhánh tỏi. Nếu bạn dùng chiết xuất tỏi già thì lượng thông thường sẽ là 600mg - 1.200mg mỗi ngày. Nếu ăn nhiều tỏi quá cũng có thể gây độc, vì thế không nên dùng quá lượng tỏi theo khuyến cáo.
Một số công thức chế biến từ tỏi dễ áp dụng. Nước tỏi ép: tỏi tươi đập dập khoảng 15 phút, sau đó pha với một ít nước ấm, uống như chè. Tỏi dùng trong nấu ăn hàng ngày: Đập dập tỏi trước khi nấu 15 phút, sau đó bỏ trực tiếp vào món ăn. Lưu ý không nên đun nấu, phi tỏi ở nhiệt độ quá cao. Tỏi có thể ngâm với dấm và dùng như gia vị trong bữa ăn hàng ngày, mỗi ngày dùng 1-2 tép.
Tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh do virus bằng tỏi
Một loại thực phẩm đơn giản, dễ tìm như tỏi có khả năng phòng chống cúm hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây vào năm ... |