Tăng phí đỗ xe ôtô lên 8 lần: Ai là người hưởng lợi?

Tại hội nghị lấy ý kiến phản biện xã hội về tăng mức phí tạm dừng đỗ xe ôtô trên lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM tổ chức ngày 28.2, đa số đại biểu tham dự đều bày tỏ sự ủng hộ với đề án tăng phí do Sở GTVT thành phố tham mưu, UBND thành phố đề xuất.

tang phi do xe oto len 8 lan ai la nguoi huong loi

Chia sẻ

Mức phí đỗ xe lòng đường ở TPHCM hiện nay chỉ 5.000 đồng/lượt được xem là quá thấp. Ảnh: MINH QUÂN

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng quan trọng nhất là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo sự thuận tiện của giao thông công cộng để người dân lựa chọn bởi thực tế là người có ôtô sẵn sàng đóng tiền dù phí có tăng.

Mỗi tháng tốn 5-6 triệu đồng gửi xe

Mức phí mới đề xuất của Sở GTVT TPHCM không chỉ tăng mà cách tính cũng khác: Tính theo giờ thay vì theo lượt ngày và đêm như trước đây. Theo đó, mức phí cao nhất là 40.000 đồng/giờ, qua đêm lên đến 180.000 đồng. Mức phí mới được cho là cao hơn 10-20% so với giá trông giữ xe của các bãi, hầm giữ xe tại các trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng… và gần tương đương với giá giữ xe ở TP.Hà Nội.

Hiện nay mức thu phí tạm dừng, đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè được phép tại TPHCM được ban hành từ năm 2005 (với ôtô là 5.000 đồng/lượt) được cho là quá thấp và không còn phù hợp. Trong khi mức giá tại các điểm, bãi đỗ ôtô trong các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng trung bình là 10.000-25.000 đồng/giờ và lũy tiến theo các giờ tiếp theo. Với mức phí quá thấp như hiện nay dẫn đến nhiều chủ phương tiện lợi dụng mức phí này để biến lòng đường thành bãi tạm dừng đỗ xe, thời gian đỗ xe kéo dài cả ngày thay vì chỉ sử dụng tạm thời.

Theo ghi nhận, các tuyến đường tại khu vực trung tâm TPHCM đang tổ chức trông giữ ôtô dưới lòng đường có thu phí luôn ken cứng xe vì mức phí thấp. Tại đường Lê Lai (quận 1) - nơi có sức chứa 76 ôtô - đều kín chỗ. Ở khu vực này, thời gian giữ xe bắt đầu từ 7 giờ tới 22 giờ, với mức phí 5.000 đồng/xe/lượt và chỉ cho phép xe dưới 16 chỗ ngồi đậu.

Cách khu vực này không xa, 2 tuyến đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (quận 1), cũng tổ chức cho ôtô đậu dưới lòng đường và mức phí áp dụng tương tự như trên. Theo một nhân viên trật tự đô thị quận 1 giữ xe trên đường Phan Chu Trinh, vì mức phí giữ xe rẻ nên nhiều người đậu xe cả ngày.

Trong khi đó, tại các trung tâm thương mại, khách sạn lớn trên địa bàn quận 1, hầu hết đều đang áp dụng việc tính phí gửi xe theo giờ cho cả ôtô và xe máy, với giá cao hơn nhiều lần mức giá đang áp dụng ở lòng đường. Đơn cử như tại khách sạn Sheraton Sài Gòn (phường Bến Nghé), mức giá đối với ôtô gửi từ 6h-22h được áp dụng 100.000 đồng cho 4 giờ đầu và sẽ cộng thêm 20.000 đồng cho 1 giờ gửi thêm. Còn vào ban đêm, ôtô gửi tại đây thời gian từ 22 giờ tới 6 giờ sáng hôm sau sẽ chịu mức giá 200.000 đồng/4 giờ đầu và cũng cộng thêm 20.000 đồng/1 giờ gửi thêm.

Là người đi làm bằng xe hơi ở quận 1, anh Trần Văn Bình (quận Thủ Đức) cho biết, với về mức phí đỗ xe cao như đề xuất của Sở GTVT TP, nếu ai đi làm ở quận 1, quận 3 mỗi tháng sẽ tốn ít nhất 5-6 triệu đồng tiền gửi xe.

“Nếu đề xuất này được thông qua thì chắc đa số (tầng lớp trung lưu, dân văn phòng) đi làm bằng xe hơi sẽ để xe ở nhà, vì đi uber, grab tháng vẫn rẻ hơn phí đậu xe” - anh Bình nói. Trong khi đó, anh Trần Hùng (quận Phú Nhuận) cho rằng sẽ chấp nhận mức phí cao nhưng với điều kiện có chỗ đậu xe tốt.

“Bây giờ 5.000 đồng/lượt nhưng tôi kiếm chỗ đậu xe rất khó. Nếu phí cao mà có chỗ đậu xe là quá tốt, đỡ hơn đậu xe lung tung công an phạt thì rất phiền phức”- anh Hùng nói.

Sẵn sàng trả tiền dù phí tăng

Góp ý tại hội nghị lấy ý kiến phản biện xã hội về tăng mức phí tạm dừng đỗ xe ôtô trên lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM, ngày 28.2, ông Đặng Văn Khoa - nguyên đại biểu HĐND thành phố ủng hộ việc tăng phí đậu xe theo đề án UBND thành phố đề xuất. Tuy nhiên, ông Khoa đề nghị trong việc tăng phí cần có lộ trình để giảm sốc trong xã hội.

Theo ông Khoa, nên xây dựng mức phí tương đương giá giữ xe các bãi xe, hầm trung tâm thương mại.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng mức giá điều chỉnh nên lấy mức chuẩn ở các trung tâm thương mại để tạo sự công bằng.

“Nếu thu giá đỗ ôtô dưới lòng đường quá cao, người dân sẽ không dừng đỗ ở lòng đường mà tràn vào các hẻm, dừng đỗ ôtô bất chấp” - luật sư Hậu nói.

Theo luật sư Hậu, quan trọng nhất là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo sự thuận tiện của giao thông công cộng để người dân lựa chọn bởi thực tế là người có ôtô họ sẵn sàng đóng tiền dù phí có tăng.

Còn tiến sĩ Phạm Sanh đề xuất cần làm rõ đây là phí hay là giá, các định tính pháp lý của việc điều chỉnh này, đồng thời trước khi thực hiện cần phải đánh giá rõ hơn về thực trạng, việc phân chia các khu vực để thu phí đã công bằng chưa.

Ngoài ra, TS Phạm Sanh cho rằng, việc sử dụng nguồn thu ra sao phải rõ ràng, cụ thể chứ không thể nói chung chung là “nộp ngân sách”.

tang phi do xe oto len 8 lan ai la nguoi huong loi Tổng rà soát bãi giữ xe vỉa hè

Một cuộc tổng rà soát các bãi giữ xe trên vỉa hè ở TP HCM đang diễn ra một cách khẩn trương sau chỉ đạo ...

tang phi do xe oto len 8 lan ai la nguoi huong loi Tăng phí trông xe, ai được lợi?

Từ đầu tháng 1 năm 2018 này, giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tăng gấp 3 lần. Theo ...

/ https://laodong.vn