“Bao cuộc tấn công bác sĩ, ngành phản ứng chậm chạp nhưng chỉ một lời góp ý của bác sĩ, ngành phản ứng nhanh nhạy khi thấy động chạm đến uy tín Bộ trưởng”.
ĐB TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan đặt vấn đề tại phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội sáng nay khi nói về vụ BS Hoàng Công Truyện, TT Y tế huyện Phong Điền bị khiển trách và phạt tiền vì cho “bôi nhọ” Bộ trưởng Y tế.
Phản ứng chậm khi bác sĩ bị tấn công
Nguyên PGĐ Sở Y tế TP.HCM cho rằng y bác sĩ hiện chịu rất nhiều sức ép. Lãnh đạo quản lý BV thì phải cân đối tài chính trước áp lực thị trường.
Một sức ép khác, theo ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, chính là đến từ cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan |
“Tôi nói điều này hơi nặng. Nhưng chúng ta hãy nhìn thời gian qua có biết bao nhiêu cuộc tấn công các bác sĩ, kể cả hiếp dâm điều dưỡng, rất nhiều vấn đề… nhưng chúng tôi nhận thấy ngành phản ứng hết sức chậm chạp, không đứng ra để bảo vệ cho các bác sĩ một cách kịp thời.
Trong khi đó, chỉ cần một lời góp ý của bác sĩ ngày 14/7 thì ngay một ngày sau, ngành phản ứng hết sức nhanh nhạy khi thấy động chạm đến uy tín của Bộ trưởng” – bà Phạm Khánh Phong Lan nói.
Bà cũng cho rằng đây là “việc đáng buồn”, làm cho tư tưởng người bác sĩ, cán bộ y tế rất hoang mang bởi cái nhanh nhạy của của người lãnh đạo trong xử lý lại không phù hợp.
“Và, chúng tôi cũng đề đạt ước mơ làm sao trong thời gian sau này, nếu như một bác sĩ bị tấn công thì các ngành, các cấp, đặc biệt phía công an, xã hội cũng có sự sẻ chia”, bà Lan tâm tư.
Nhắc đến sự việc của bác sĩ Hoàng Công Truyện, Phó Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Bùi Đặng Dũng cho rằng đây là skiện nổi bật “biểu dương” Sở TT&TT Thừa Thiên - Huế ra quyết định rất nghiêm khắc, rất tuyệt vời. Tuy nhiên ông nhấn mạnh “biểu dương” trong nháy nháy.
“Bác sĩ người ta phản ánh, tâm sự trên facebook như vậy mà đè người ta ra để kỷ luật, rồi giờ lại rút lại quyết định kỷ luật như vậy tôi thấy rất là buồn”, ông Dũng chia sẻ.
Sai phạm của ngành y tế khiến cử tri rất buồn
Ông Dũng đánh giá, những sai phạm trong ngành y tế vừa qua khiến dư luận, cử tri rất buồn.
“Em chồng của Bộ trưởng Y tế làm việc ở công ty VN Pharma - đơn vị nhập thuốc giả như vậy mà nói không có người thân nào làm việc ở trong đấy cả”, ĐB tỉnh Kiên Giang nói.
Rồi dịch sốt xuất huyết khủng khiếp quá. Trăm ngàn người bị dịch sốt xuất huyết. Hà Nội thành ổ dịch lớn nhất của cả nước. Ngay trong văn phòng QH, có người chết vì sốt xuất huyết. Nhức nhối như vậy, nặng nề như vậy, căng thẳng như vậy thì cứ im im chuyện này và cũng phải xem lại công tác phòng dịch thế nào?
Liên quan đến vụ việc VN Pharma, ĐB Phạm Khánh Phong lo lắng: “Bên cạnh trường hợp này còn bao nhiêu trường hợp thế nữa? Cần nghiêm túc xem lại”.
Theo bà Lan, ngay trong ngành, câu chuyện thuốc VN Pharma là thuốc kém chất lượng hay thuốc giả mà cũng có tranh cãi, nhưng chỉ cãi qua cãi lại trên phương tiện thông tin đại chúng thì “thiếu tôn trọng pháp luật”.
Nguyên PGĐ Sở Y tế TP.HCM cho rằng trong phiên xử vụ án VN Pharma, các bị cáo khai là thuốc H-Capita vẫn còn trong kho, nhưng cũng có lúc đưa thông tin là thuốc này đã ra thị trường. Ngoài H-Capita, VN Pharma còn nhập về một số loại thuốc khác cũng do Helix Pharmaceuticals Inc. sản xuất bằng hình thức giả giấy tờ, và có một số bệnh viện đã mua số thuốc này.
"Như vậy đã có thuốc giả đưa vào thị trường rồi, những bệnh nhân đã sử dụng phải những thuốc đó thì có cơ chế xử lý, bồi thường ra sao?", bà Lan đặt câu hỏi.
Bà đề nghị phải có giải pháp tìm ra những người tích lũy được tài sản, ăn hoa hồng, tham nhũng khi cấp phép cho các loại thuốc này lưu hành để sử dụng tài sản của họ bồi thường cho các bệnh nhân. Không thể bắt người bệnh chịu sự vô lý này.
Nữ ĐB TP.HCM cũng nêu thực tế vừa qua, báo chí rộ lên đề nghị xác định 7 loại thuốc do VN Pharma nhập về trước đó. Đây cũng đều là các loại kháng sinh dành cho những trường hợp bệnh rất nặng. Vậy thì những loại thuốc này đã đi về đâu?
“Lúc đó, từ Bộ Y tế đến BHYT lục tục soát lại xem BV nào đã mua loại thuốc này cho bệnh nhân thì phải xuất toán. Tôi nghĩ vấn đề không phải xuất toán, vấn đề là phải bồi thường cho bệnh nhân. Tại sao phải xuất toán lúc BV mua là hoàn toàn hợp lệ, và người phải chịu trách nhiệm là người cấp phép”, bà Lan nhấn mạnh.
Vụ bác sĩ Truyện: Quyền lực và sự sợ hãi
Sức ép từ công luận đã buộc các cơ quan hữu trách phải xem lại và đi đến quyết định: Xóa "án" cho bác sĩ ... |
Góc nhìn của các luật sư trước giờ tuyên án vụ VN Pharma
“Việc đại diện Bộ Y tế không trả lời câu hỏi của VKS là không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Nếu trả ... |
Nói xấu nhau trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?
Trong khi vụ việc một bác sĩ bị phạt 5 triệu đồng vì đăng tải nội dung liên quan đến Bộ trưởng Bộ Y tế ... |
Nóng 24h qua: Bác sĩ bị phạt vì nói xấu Bộ trưởng, Bộ Y tế nói gì?
Chánh văn phòng Bộ Y tế lên tiếng chính thức về sự việc một bác sĩ ở Thừa Thiên-Huế bị phạt 5 triệu vì nói ... |
(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tan-cong-bac-si-phan-ung-cham-dong-cham-bo-truong-thi-phan-ung-nhanh-406564.html)