Tai nạn thảm khốc: Cơn khát ôtô và lỗi quản lý

 Tất cả những cái đó không phải lỗi của người thích ô tô, người đi xe máy, mà là lỗi của vấn đề quản lý giao thông công cộng.

Một thực tế cho thấy, xã hội đang ngày càng phát triển và cơ hội để người Việt sở hữu một chiếc xe ô tô giúp mưa không đến mặt, nắng không đến đầu cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, đã có những ý kiến cho rằng người Việt đang quá cuồng xe hơi, coi phương tiện này là lẽ sống, là ước mơ phải đạt được sớm nhất có thể. Và rồi hàng loạt hệ lụy đã xảy ra như tắc nghẽn giao thông, tai nạn liên hoàn và thảm khốc...

Song ý kiến đó chỉ có một phần đúng, bởi theo như góc nhìn của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia có 40 năm kinh nghiệm trong ngành giao thông công cộng của Việt Nam, cho rằng cần có sự thông cảm với giấc mơ ô tô của người Việt trong hoàn cảnh này.

"Tôi nhớ cách đây mấy chục năm, Hà Nội có hàng triệu chiếc xe đạp, xe máy thì cực hiếm. Một chiếc xe máy có giá trị hơn cả cái nhà. Rồi sau đó, cả đất nước 90 triệu dân này đã tiêu thụ đến 50 - 60 triệu chiếc xe máy hiện tại. Rồi từ năm 2005 đến nay, lượng ô tô ở Việt Nam cũng tăng đột biến" - TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết.

tai nan tham khoc con khat oto va loi quan ly

Hà Nội giờ cao điểm trong một tối mưa, rét ngập tràn ô tô

"Như vậy, đời sống của người dân tăng lên, họ có quyền lựa chọn cho họ phương tiện giao thông cá nhân thích hợp nhất. Chiếc ô tô bây giờ không phải là một tài sản quá lớn với nhiều người, ngược lại, có nhiều người coi đó là cần câu cơm, phương tiện kiếm sống, như các lái xe taxi chẳng hạn" - TS Thủy nhận định.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, người Việt không phải cuồng ô tô, mà họ được quyền lựa chọn như tất cả những công dân trên các quốc gia khác: có đủ khả năng mua, họ sẽ mua phương tiện phù hợp nhất đối với bản thân.

"Nhưng nhiều ô tô quá gây tắc đường, gây tai nạn liên hoàn; rồi nào xe hơi mất lái đâm hàng loạt xe máy, nào là xe điên đâm người ở ngã tư... Tất cả những cái đó không phải lỗi của người thích ô tô, người đi xe máy, mà là lỗi của vấn đề quản lý giao thông công cộng" - ông Thủy đánh giá.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy phân tích, thay vì nhà nước tập trung vào việc nâng cấp các hệ thống giao thông công cộng, thì các cơ quan quản lý, mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ GTVT đã đi ngược lại xu thế, chỉ tập trung đầu tư vào đường bộ, đường cao tốc. Như vậy là cổ vũ cho người dân mua ô tô, sử dụng nhiều phương tiện cá nhân.

Lý do vì sao người dân từ chối các loại hình công cộng? Hiện tại trong các thành phố lớn, Việt Nam có duy nhất xe buýt là phương tiện công cộng. Còn nhìn ra thế giới, họ có những gì? Tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, tàu cao tốc, xe buýt nhanh...

tai nan tham khoc con khat oto va loi quan ly

Xe buýt nhồi nhét quá tải trong giờ cao điểm cùng với vấn nạn móc túi, trấn lột

Theo TS Thủy, Việt Nam là quốc gia đi sau, đã có rất nhiều bài học từ những quốc gia đi trước, nhưng chúng ta không áp dụng nổi kinh nghiệm của nước nào.

Vì sao người Mỹ, người Trung Quốc, người Nhật Bản mỗi gia đình đều có khả năng sở hữu ít nhất một chiếc ô tô, nhưng họ chỉ sử dụng phương tiện cá nhân vào cuối tuần? Còn ngày làm việc thì 50-60% người dân sử dụng các phương tiện công cộng?

Vì họ được quyền lựa chọn. Sự lựa chọn ở đây nằm ở chỗ phương tiện công cộng chính xác về thời gian và hiệu quả về kinh tế, tiết kiệm sức người.

Thay vì phải lái xe vào thành phố, họ có thể lựa chọn đi từ ngoại thành vào trung tâm bằng tàu cao tốc, đi từ ga cao tốc đến các tuyến phố khác bằng xe buýt, tàu trên cao, tàu điện ngầm... Tức là cơ sở giao thông công cộng của nước họ đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Và tất nhiên, điều này không hình thành trong một sớm một chiều, nó là cả một giai đoạn tích lũy dần dần. Nhưng quan trọng là nhà quản lý phải có chiến lược lâu dài ấy.

Còn người Việt có lựa chọn thế nào? Họ chỉ được chọn giữa việc đi xe máy hay đi ô tô để chủ động công việc của mình. Họ không thể bị nhốt trong một chiếc xe buýt để phó mặc thời gian của mình cho một lộ trình đầy rủi ro, có thể tắc đường bất cứ lúc nào, có thể hỏng hóc, tai nạn bất kỳ lúc nào.

TS Nguyễn Xuân Thủy nhìn nhận: "Vì thế, khi người dân đủ điều kiện đi xe máy, họ sẽ mua xe máy, đủ điều kiện mua ô tô, họ sẽ mua ô tô. Vấn đề ở đây là các phương tiện công cộng không đủ tốt để người dân tin tưởng sử dụng".

"Tôi cho rằng sẽ không thể có biện pháp nào để hạn chế xe máy hay ô tô cả. Phương tiện cá nhân là hình thức giao thông không thể chết. Các khoản thuế phí mới chỉ làm tăng gánh nặng cho người dân. Vấn đề ở đây là nếu các anh (nhà chức trách) làm đủ tốt, các anh sẽ cho người dân thêm một sự khẳng định rằng hãy chọn dịch vụ của các anh" - TS Nguyễn Xuân Thủy kết luận.

  • Minh Tuệ

tai nan tham khoc con khat oto va loi quan ly Xe bồn đấu đầu xe khách, cấm phương tiện qua đèo Hải Vân

Hai chiếc xe chạy ngược chiều đã va vào nhau trên đèo Hải Vân rồi nằm ngang đường.

tai nan tham khoc con khat oto va loi quan ly Lái xe nghiện gây tai nạn: Thức tỉnh ông chủ vận tải bằng phạt nặng

Tai nạn giao thông: Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện đề nghị phạt nặng doanh nghiệp để xảy ra ...

tai nan tham khoc con khat oto va loi quan ly Tai nạn thảm khốc: ‘Đánh phủ đầu’ tiêu cực, lập đội test nhanh ma túy

Liên quan đến tai nạn giao thông: Giải pháp chính để giảm thiểu tai nạn là kiểm soát chất lượng đào tạo và thi bằng ...

tai nan tham khoc con khat oto va loi quan ly Xe khách húc nhau ở Bình Định, 14 người thương vong: \'Được giải cứu, tôi mới tin mình còn sống\'

(VTC News) - Một nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách xảy ra vào rạng sáng 9/1 đang được điều trị tại Bệnh viện ...

​​​​​​​

/ http://baodatviet.vn