PGS-TS Bùi Hiền lại tung một sản phẩm “ngôn ngữ học” làm dậy sóng dư luận. Lần này là do chính ông công bố.
Bỏ ra mấy chục năm để nghiên cứu và hoàn thành một công trình quả là đáng trân trọng. Ít nhất là niềm say mê khoa học và công lao động, còn hiệu quả của công trình lại là chuyện khác.
Khi đọc giới thiệu phần hai công trình của PGS Bùi Hiền, có thể do đã già hay quen với mặt chữ quốc ngữ mấy chục năm nay, cho nên người viết bài này váng cả đầu, hoa cả mắt, vẫn không “chuyển ngữ” được từ chữ quốc ngữ ra “Tiếq Việt” của PGS Bùi Hiền.
Giả sử như áp dụng công trình của PGS Bùi Hiền vào thực tế, chúng ta phải học lại từ đầu, sách vở, tài liệu chữ quốc ngữ phải chuyển ngữ để thế hệ mới đọc được. Và thế hệ “già” cũng phải học “Tiếq Việt” của PGS Bùi Hiền mới đọc được thư của con cháu mình. Quá gay go.
Những người say mê chế tạo thật đáng ngưỡng mộ, nhưng liệu có cần không khi công trình đó không ứng dụng được vào thực tế đời sống.
Ví dụ, các nhà chế tạo máy bay trực thăng, tàu ngầm, rất đáng trân trọng. Nhưng trực thăng, tàu ngầm thế giới đã sản xuất từ lâu, thế hệ mới thuộc loại siêu hiện đại, thì việc lắp ráp vài động cơ vào cái thùng tôn, có cánh quạt để nhấc lên khỏi mặt đất, bay lòng vòng vài chục mét phỏng có ích gì?
Mà đó là bắt chước cái của người ta đã từng thử nghiệm của hai thế kỷ trước, thuở ban sơ của chế tạo máy bay, liệu có đáng không? Và còn nữa, không phải cứ cho thùng sắt chìm xuống, có động cơ di chuyển được vài chục mét trong nước là tàu ngầm.
Thế giới đã sản xuất được các loại tàu ngầm hiện đại từ thế chiến thứ hai, đến nay thì đẳng cấp quá cao vượt ra khỏi khả năng chế tạo của các quốc gia chưa có nền công nghiệp sản xuất tàu ngầm. Vậy thì cái thùng sắt có thể chìm xuống nước đó không phải là phát minh, mà là bắt chước cái người ta đã làm trước đây mấy thế kỷ.
Nhiều người ca ngợi hết lời về các nhà chế tạo trực thăng và tàu ngầm nước Việt, nhưng thử hỏi, có ai dám ngồi vào cái tàu ngầm đó để đi du lịch như chủ nhân của nó tuyên bố, thử hỏi có ai dám ngồi lên chiếc trực thăng đó để bay?
Có nhiều người khen ngợi và đánh giá cao công trình của PGS-TS Bùi Hiền, nhưng chắc cũng không mấy thích thú học lại “Tiếq Việt” của ông ấy.
Vấn đề không phải là bỏ bao nhiêu năm để thực hiện một công trình, mà sản phẩm ấy có lợi ích gì hay không.
Thay đổi lớn nhất trong cải cách của PGS Bùi Hiền: X đọc thành \'khờ\'
Nếu trong đề xuất lần thứ nhất, PGS Bùi Hiền chuyển đổi "Tiếng Việt" sang "Tiếq Việt" thì bản nghiên cứu hoàn chỉnh này, ông ... |
PGS Bùi Hiền công bố phần 2 cải tiến \'Tiếq Việt\' sau 40 năm nghiên cứu
Chiều 25/12, PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã hoàn thiện nghiên cứu cải tiến chữ viết "Tiếq Việt" và quyết định công bố phần ... |