LinkedIn - mạng xã hội duy nhất của Mỹ không bị chặn ở Trung Quốc - đang là công cụ lý tưởng để truyền bá thông tin sai lệch, - truyền thông Mỹ cho biết.
Đại diện các cơ quan phản gián của một số nước phương Tây phát đi cảnh báo tình trạng các tổ chức nước ngoài lợi dụng mạng xã hội để tuyển mộ điệp viên tại các nước này ngày càng gia tăng. Trung Quốc là quốc gia hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực này và LinkedIn là công cụ tuyển dụng phổ biến nhất, - tờ The New York Times cho biết.
Các quan chức tình báo phương Tây tin rằng các điệp viên Trung Quốc đang liên lạc với các công dân nước ngoài, bao gồm các cựu quan chức chính phủ, thông qua mạng xã hội LinkedIn để thuê họ làm điệp viên tình báo.
Rất nhiều người nhận được các đề xuất về “việc làm”, trong đó có một cựu quan chức cấp cao từng làm việc trong chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và một cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao Đan Mạch.
LinkedIn - mạng xã hội duy nhất của Mỹ không bị chặn ở Trung Quốc - đang là công cụ lý tưởng để tình báo Trung Quốc tuyển mộ điệp viên. (Ảnh: Global Look Press) |
The New York Times lưu ý rằng các quan chức tình báo Trung Quốc thường viết thư cho người dùng LinkedIn dưới vỏ bọc của các công ty tuyển dụng và đề nghị trả tiền cho các bài phát biểu, dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ nghiên cứu của họ. Sau đó, hai bên dần dần phát triển mối quan hệ.
Theo các quan chức Mỹ, LinkedIn là công cụ tuyển dụng lý tưởng mà Trung Quốc lựa chọn. Thứ nhất, tại đây có rất nhiều người dùng đang tìm kiếm công việc. Hơn nữa, những người từng thôi việc trong chính phủ thường dễ bị lôi kéo nhất và trở thành đối tượng tiềm năng trong mắt các “nhà tuyển dụng”. Thứ hai, đây là mạng xã hội lớn duy nhất của Mỹ không bị cấm tại Trung Quốc.
The New York Times, dẫn lời giám đốc Trung tâm Phản gián và an ninh Quốc gia (NCSC) của Mỹ William Evanina, hôm thứ Ba cho biết: “Chúng tôi đang theo sát các hoạt động quy mô lớn của tình báo Trung Quốc. Thay vì gửi gián điệp đến Mỹ để tuyển người, thì chỉ cần ngồi trước máy tính tại Trung Quốc, lập các tài khoản giả mạo và gửi yêu cầu kết bạn tới hàng ngàn mục tiêu tiềm năng. Như thế sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều”. Theo ông, các cơ quan tình báo Trung Quốc muốn tìm kiếm bất cứ ai có quyền truy cập vào thông tin họ cần, cho dù là đã phân loại hay chưa phân loại.
Về phần mình, người đại diện của LinkedIn, bà Nicole Leverich, khẳng định với The New York Times rằng bằng cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, công ty này đang tích cực loại bỏ hết tất cả các tài khoản giả mạo. “Chúng tôi đang thực thi đúng theo các quy định rất rõ ràng: tạo tài khoản giả mạo hoặc cố tình lừa đảo hoặc đánh lạc hướng người dùng đều là hành vi vi phạm các điều khoản sử dụng của chúng tôi”, người đại diện của LinkedIn cho biết.
Theo The New York Times, gần đây, tình trạng lợi dụng mạng xã hội của các cơ quan tình báo Trung Quốc đang rất được chú ý. Cả facebook, Twitter và YouTube cũng đã bắt đầu tiến hành xác minh và loại bỏ các tài khoản có thể lan truyền “tin giả” theo định hướng của Trung Quốc.
Cơ sở kinh doanh Trung Quốc lao đao vì chiến tranh thương mại |
Trung Quốc học cách quen với sự khó đoán của Trump |
Từ 1/10, thay đổi từ Trung Quốc hàng ngàn DN cần chú ý |