Tổng thống Putin: Các nước "không thân thiện" phải mua khí đốt bằng đồng rúp

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ tiếp tục bán khí đốt cho các nước "không thân thiện" song yêu cầu họ thanh toán bằng đồng rúp.

"Tôi đã quyết định thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể gói các biện pháp chuyển các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên mà Nga cung cấp cho các quốc gia được gọi là 'không thân thiện' bằng đồng rúp", Tổng thống Vladimir Putin nói.

Ông Putin lưu ý, Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các nước khác theo khối lượng và giá cả quy định trong các hợp đồng đã ký trước đó.

Tổng thống Putin: Các nước 'không thân thiện' phải mua khí đốt bằng đồng rúp - 1
Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: TASS)

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Nga chắc chắn tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên phù hợp với khối lượng và giá cả, các nguyên tắc định giá được đặt ra trong các hợp đồng đã ký trước đó", ông Putin cho biết thêm.

Ông Putin cũng yêu cầu Chính phủ Nga đưa ra chỉ thị thích hợp, hướng dẫn tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom áp dụng những thay đổi này vào các hợp đồng.

Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ "không thân thiện" với Nga bao gồm: Mỹ, Canada, các nước Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Ukraine, Montenegro, Thụy Sĩ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Micronesia, New Zealand, Singapore và đảo Đài Loan (Trung Quốc).

Đây được xem là biện pháp đáp trả mới nhất của Nga trước các đòn trừng phạt của phương Tây. Phương Tây đang đóng băng khoảng 300 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga, gần một nửa dự trữ quốc tế của Nga.

Với quyết định mới của Nga, châu Âu giờ đây sẽ phải mua lượng rúp trị giá hàng trăm triệu euro mỗi ngày. Điều này sẽ cung cấp cho Nga dòng chảy ngoại tệ mạnh, thúc đẩy nhu cầu đối với đồng rúp.

Các nước châu Âu phụ thuộc rất lớn vào khí đốt của Nga, do đó nhiều nước trong EU không thể theo chân Mỹ cấm vận ngành năng lượng của Nga. Khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu đến từ Moskva.

Mới đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga, khẳng định trong ngắn hạn, nước Đức không thể loại bỏ nguồn cung cấp năng lượng từ Moskva.

KÔNG ANH(Nguồn: TASS)

Vì sao phương Tây ngần ngại "đánh" vào huyết mạch kinh tế của Nga? Vì sao phương Tây ngần ngại "đánh" vào huyết mạch kinh tế của Nga?
Giá khí đốt ở thị trường châu Âu phá kỷ lục, lên gần 2.400 USD Giá khí đốt ở thị trường châu Âu phá kỷ lục, lên gần 2.400 USD
Đoàn Nga chờ đoàn đàm phán Ukraine trong lúc giá khí đốt lập đỉnh Đoàn Nga chờ đoàn đàm phán Ukraine trong lúc giá khí đốt lập đỉnh
/ vtc.vn