Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Trung Quốc “không có quyền hay cơ sở pháp lý để ngăn cản Manila tiến hành cuộc diễn tập” ở Biển Đông.
HôM 28/4, Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng, Trung Quốc "không có quyền hoặc cơ sở pháp lý để ngăn cản chúng tôi tiến hành các cuộc tập trận" ở Biển Đông, khẳng định các đòi hỏi, "yêu sách của Trung Quốc... không có cơ sở".
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lorenzana nhấn mạnh, chính Trung Quốc đang làm phức tạp vấn đề bằng cách chiếm đóng và biến một số thực thể ở Biển Đông thành đảo nhân tạo phi pháp. “Chính họ đang xâm lấn, nên dừng lại và rút đi”, ông Delfin Lorenzana nói.
Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. (Ảnh: CNN Philippines) |
Từ hôm 24/4, lực lượng tuần duyên Philippines và cục ngư nghiệp tiến hành cuộc diễn tập hàng hải trong khu vực mà nước này gọi là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ ở Biển Đông. Cuộc diễn tập diễn ra sau khi Philippines thông báo tăng cường hiện diện để đối phó sự hiện diện có tính chất đe dọa của tàu Trung Quốc.
Phản ứng trước cuộc tập trận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố Philippines nên "dừng các hành động làm phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp".
Hôm 28/4, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã lệnh gửi công hàm phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Thời gian qua, Philippines từng nhiều lần công hàm phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Mới đây, nước này cũng liên tục gửi công hàm phản đối hoạt động neo đậu và khai thác nguồn lợi thủy sản của hơn 240 tàu cá Trung Quốc ở đá Ba Đầu.
Đối với các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nhấn mạnh đó là hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển và đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
KÔNG ANH (Nguồn: Yahoo) (Nguồn: Reuters)
Hạm đội lớn nhất của Anh sẽ tới Biển Đông |
Tàu sân bay Liêu Ninh rời Biển Đông |
Vì sao Mỹ liên tục đưa tàu chiến đến Biển Đông sau khi ông Biden nắm quyền? |