Ấn Độ đang cung cấp hàng chục nghìn liều vaccine COVID-19 miễn phí cho các quốc gia vùng Caribê - những nước vốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua mua vaccine.
Vaccine COVID-19 do Ấn Độ sản xuất cung cấp cho các nước nghèo hơn được xem là một giải pháp thay thế cho vacccine của Trung Quốc. Bắc Kinh đang đẩy mạnh phân phối vaccine trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, nước này có kế hoạch cung cấp vaccine COVID-19 - hầu hết là miễn phí, cho 49 quốc gia ở Mỹ Latinh, Caribê, châu Á và châu Phi. Đến nay, New Delhi đã phân phối 22,9 triệu liều vaccine trong chiến lược “vaccine tình bạn”.
Ấn Độ đang cung cấp hàng chục nghìn liều vaccine COVID-19 miễn phí cho các quốc gia vùng Caribê. (Ảnh: Bloomberg) |
Hôm 18/2, Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Dominica Raquel Pena cho biết, Ấn Độ đã tặng 30.000 liều vaccine cho nước này. Đầu tháng này, Ấn Độ cũng đã tặng 70.000 liều vaccine cho Dominica - đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số. Bên cạnh đó, New Delhi cũng cung cấp 10.000 liều cho Barbados vào hồi đầu tháng.
Viện Huyết thanh của Ấn Độ - một trong những nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang sản xuất vaccine Covishield do AstraZeneca phát triển.
Các quốc gia nghèo đã không thể cạnh tranh vaccine với các quốc gia giàu có hơn. Các nước giàu vốn đã nhanh chóng ký kết các hợp đồng với các nhà sản xuất dược phẩm. Tại khu vực ở Caribê và Trung Mỹ, chiến dịch tiêm chủng diện rộng sẽ được bắt đầu trong vài tuần nữa. Thủ tướng Andrew Holness của Jamaica vào tháng trước đã cáo buộc các nước giàu “tích trữ” vaccine.
Đến nay, hơn 109 triệu người đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2,4 triệu người chết. Cuộc đua sản xuất và phân phối vaccine đang được đẩy nhanh nhưng nhiều nước cho biết họ không có đủ nguồn cung.
Sáng kiến COVAX của WHO đã không đạt được mục tiêu bắt đầu tiêm chủng vaccine ở các nước nghèo, song song với việc tiêm chủng ở các nước giàu. WHO cho biết COVAX sẽ cần 5 tỷ USD trong năm nay để thực hiện chương trình tiêm chủng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng chỉ trích việc phân phối vaccine COVID-19 "không đồng đều và không công bằng", cho biết 10 quốc gia sở hữu 75% tổng số vaccine và yêu cầu nỗ lực toàn cầu để mọi người dân ở mọi quốc gia được tiêm chủng càng sớm càng tốt .
“Hơn 130 quốc gia đã không nhận được một liều vaccine duy nhất. Những nước bị ảnh hưởng bởi xung đột có nguy cơ bị bỏ lại phía sau”, ông Antonio Guterres nói, cho biết phân phối công bằng vaccine là bài kiểm tra đạo đức lớn nhất.
Trung Quốc gặp khó khi thực hiện chiến lược "ngoại giao vaccine"
Chiến lược "ngoại giao vaccine" mà Trung Quốc triển khai đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức cả trong và ngoài nước. |
Trung Quốc đặt tham vọng ngoại giao vaccine, "gỡ gạc" ảnh hưởng toàn cầu
Trong bối cảnh các loại vaccine đầu tiên của phương Tây bắt đầu được tung ra thị trường, Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực ... |