Với nhiệt độ mặt đường những ngày này luôn ở nhiệt độ rán trứng được, tài xế phải làm gì để đảm bảo lốp chiếc "xế yêu" được an toàn khi lăn bánh?
Tình trạng nổ lốp ô tô đột ngột không phải là sự cố hiếm gặp, thậm chí còn thường hay xảy ra nhất là vào mùa hè. Điều kiện nắng nóng làm nhiệt độ ở bề mặt đường tăng cao. Trong khi lốp xe là bộ phận luôn phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên chịu tác động của một lượng nhiệt rất lớn, dẫn đến áp suất trong lốp ô tô tăng lên khiến cho lốp bị phình và khả năng phát nổ cao.
Dưới đây là kinh nghiệm của những tài xế chuyên nghiệp về cách bảo vệ lốp xe trong điều kiện nắng nóng gay gắt:
1. Kiểm tra lốp thường xuyên
|
Vào mùa nắng nóng, tài xế cần dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, chú ý tới những dấu hiệu như: lốp đã quá mòn, lốp quá căng, áp suất lốp giữa các bánh không đều… để có biện pháp thay thế phù hợp. Sự cẩn trọng này giảm thiểu sự cố hỏng hóc, giúp an toàn hơn khi vận hành xe.
Nếu một trong các lốp xe có dấu hiệu hư hỏng như bong tróc, rạn mặt cao su, bị đá chém, nứt,… đừng ngại ngần thay lốp mới cho xe để hành trình được an toàn hơn. Ngoài ra, hãy đảo lốp thường xuyên để tránh các lốp bị mòn không đều.
Thông thường sau khi di chuyển khoảng 40.000 - 50.000km hoặc sử dụng được 5 - 6 năm thì chủ xe nên thay lốp xe ô tô mới. Tuy nhiên, nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện môi trường địa hình, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng thì chủ xe có thể dựa vào tình trạng thực tế của lốp xe để chủ động thay mới sớm hơn.
2. Bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn và kiểm tra thường xuyên
|
Cần bơm lốp ô tô định kỳ đúng áp suất tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra (thông số về áp suất tiêu chuẩn được ghi trên lốp hoặc trên xe).
Nếu áp suất quá cao sẽ làm cho lốp bị căng tròn, phần giữa lốp chủ yếu tiếp xúc với mặt đường có nhiệt độ lên tới 50-60 độ C mòn nhanh hơn. Việc phải hứng chịu một lực áp suất quá cao kèm tải trọng dẫn đến vỏ lốp nhanh bị nứt và nổ lốp là không thể tránh khỏi.
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ mặt đường có thể lên tới 60 độ C, nhiệt độ tăng khiến áp suất lốp xe tăng theo, điều này khiến áp suất những chiếc lốp sẽ cao hơn bình thường rất nhiều, nguy cơ gây nổ lốp cao.
Mặt khác, cũng không nên để lốp quá non. Khi lốp xe non hơi, toàn bộ trọng lượng của xe sẽ dồn xuống dưới và lúc này các bộ phận của lốp sẽ phải hoạt động hết công suất. Chưa kể đến việc, áp suất lốp yếu sẽ giảm khả năng làm mát và khi tiếp xúc với bề mặt đường nóng quá lâu, rất dễ xảy ra tình trạng bị nổ lốp.
3. Không chở quá nặng
|
Khi phải tải trọng một lượng quá mức cho phép sẽ khiến lốp xe phải hoạt động quá công suất, lúc này vỏ lốp và các bộ phận như dây cao su, gai lốp… sẽ dần bị bào mòn và chất lượng hoạt động sụt giảm. Kèm theo đó liên tục phải di chuyển trên đường trong điều kiện nắng nóng, việc nổ lốp xe là điều không sớm thì muộn sẽ đến.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên di chuyển vào những con đường lồi lõm, gồ ghề, nhiều ổ trâu, ổ gà… cũng ít nhiều tác động đến lốp xe và làm chúng ngày càng yếu đi. Nếu không chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách, lốp xe không chỉ bị bào mòn, bị nứt hay nổ lốp mà còn ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác như mâm xe, giảm xóc…
Do vâỵ, vào mùa hè, bạn nên bỏ bớt những đồ dùng, vật dụng không thật cần thiết ra khỏi xe, hạn chế chở quá tải.
4. Duy trì tốc độ hợp lý
|
Khi bạn chạy với tốc độ càng cao, nhiệt độ lốp xe càng lớn do ma sát giữa lốp với mặt đường. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng, trong khi thời tiết nắng nóng, bạn không nên chạy quá nhanh, đặc biệt là khi ôm cua.
Trên thực tế, khi xe đang chạy ở tốc độ cao, việc ôm cua có thể làm cho lốp bị bẻ ngang rất mạnh, khiến cho thành lốp không những phải chịu tải đè nặng, mà còn phải chịu lực xé ngang, làm tăng nguy cơ bị nổ lốp.
5. Bơm khí nitơ vào lốp xe
Đây là cách mà nhiều người lái ô tô hiện nay hay sử dụng, do khí nitơ nặng hơn khí oxy, không dễ bị bay hơi hay rò rỉ, hạn chế được quá trình phát sinh nhiệt khi lốp xe tiếp xúc với mặt đường thường xuyên.
6. Cho xe nghỉ ngơi khi đi đường dài
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong điều kiện thời tiết nóng trên 40 độ C, lốp xe bán tải chạy quãng đường 50km sẽ ở mức trên 60 độ và tiếp tục tích nhiệt khiến áp suất lốp ngày càng tăng lên nếu di chuyển thêm. Các chuyên gia luôn khuyên lái xe nên nghỉ ngơi khoảng 10 - 20 phút mỗi 70 – 100km di chuyển. Khi trời nắng nóng, tần suất nghỉ ngơi có thể dày thêm.
Nghỉ ngơi không chỉ tốt cho lái xe mà còn giúp tất cả các bộ phận của xe, trong đó có lốp xe hoạt động trơn tru và an toàn hơn. Nghiên cứu cho thấy, chỉ với 20 phút đỗ xe dưới bóng mát, nhiệt độ ca bin sẽ giảm đi 50%, còn nhiệt độ lốp xe cũng có thể giảm tới 20 độ C.
Chính vì thế, khi lái xe đường dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè, cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để lốp xe cũng như động cơ không phải hoạt động quá công suất.
7. Kiểm tra độ sâu của rãnh lốp
|
Nếu thường xuyên di chuyển xe máy thì có thể cảm nhận rõ rệt độ bám đường của lốp xe, còn ô tô thì khó cảm nhận hơn tuy nhiên nếu để tình trạng lốp xe bị mòn trầm trọng, mất khả năng bám đường cũng rất nguy hiểm. Hãy chú ý kiểm tra bên ngoài
các lốp xe thường xuyên để biết được độ sâu của rãnh lốp bằng cách quan sát qua độ mờ của chữ trên lốp hoặc dùng thước đo chuyên dụng, nếu không có thể dùng cách đo phổ thông bằng đồng xu.
Thông thường độ bám đường sẽ bị ảnh hưởng khi độ sâu của rãnh lốp chỉ còn 4/32 inch (tức khoảng hơn 3mm).
8. Thay lốp đúng thời hạn và đảm bảo lốp dự phòng
|
Thông thường khi di chuyển khoảng 40.000 – 50.000km hoặc sử dụng tầm 5 - 6 năm thì nên đảo lốp/thay lốp xe mới. Còn nếu xe thường xuyên đối mặt với địa hình khắc nghiệt, thời tiết xấu thì có thể dựa vào tình trạng thực tế của lốp xe để chủ động phòng ngừa trước.
Trước mỗi hành trình, hãy kiểm tra và chắc chắn lốp dự phòng còn hoạt động tốt và được bơm đủ áp suất. Đồng thời, tập cách tháo lắp lốp thành thạo để xử lý ngay khi lốp xe của bạn không may bị nổ hay xịt hơi.
Việc nổ lốp, thủng lốp là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu trường hợp đó xảy ra, bạn cũng đừng quá hoảng hốt. Luôn lái xe tập trung trên lộ trình và đặt cả hai tay trên vô-lăng. Mất tập trung hay lái xe bằng một tay có thể khiến bạn bị giật mình, không kịp kiểm soát khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Minh Khôi (T/h)
Đợt nắng nóng kỷ lục ở khu vực Bắc Bộ kéo dài đến bao giờ?
Theo Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Nguyễn Văn Hưởng, tính đến ngày 9/6, miền ... |
Cảnh báo gia tăng ô nhiễm không khí về đêm tại khu vực miền Bắc
Từ đầu tháng Sáu đến nay, tại Hà Nội, cường độ bức xạ mặt trời được xác định là mạnh nhất trong năm. Ánh sáng ... |
Những bộ phận dễ hỏng trên ôtô khi nắng nóng xảy ra mà bạn cần biết
Dưới đây là những bộ phận, chi tiết của ôtô dễ hỏng hóc mỗi khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao mà tài xế cần ... |