Kinh tế Mỹ quyết định lá phiếu bầu cho Tổng thống Trump

Một số cố vấn lo ngại thế mạnh kinh tế không cứu nổi ghế thổng thống cho Trump, nhưng số khác cho rằng vẫn còn thời gian xoay chuyển.

Kinh tế là thế mạnh của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã xem khả năng điều hành nền kinh tế lớn nhất thế giới của mình trong nhiệm kỳ đầu là một di sản lớn. Tuy nhiên, khi chỉ còn chưa đầy 6 tháng để vận động tái tranh cử, các cuộc bỏ phiếu cho thấy ông đang yếu thế hơn đối thủ Joe Biden.

kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump
 

Cuộc thăm dò của Wall Street Journal/NBC News tuần này cho thấy các cử tri rất thích cách Trump xử lý nền kinh tế bất chấp có suy thoái đang đến. Tuy nhiên, họ lại ủng hộ cựu Phó tổng thống Joe Biden, trong hầu hết vấn đề khác.

Vào thời điểm này trong cuộc đua năm 2016, cuộc thăm dò tương tự cho thấy Trump có lợi thế hơn ứng cử viên đảng Dân chủ năm đó, bà Hillary Clinton, trong một số lĩnh vực, bao gồm điều hành kinh tế, đối phó với khủng bố, theo cách có hiệu quả, trung thực và đơn giản.

Tim Murtaugh, Giám đốc truyền thông của Trump trong chiến dịch tái tranh cử, cho biết đương kim tổng thống vẫn vượt trội khi tranh luận về kinh tế. Và các cử tri cũng sẽ ủng hộ ông tiếp tục điều hành đất nước một kỳ nữa vì những lý do khác.

"Thực tế là đại dịch đã làm gián đoạn nền kinh tế nên còn làm cho cuộc tranh luận kinh tế của tổng thống trở nên mạnh mẽ hơn", ông Murtaugh nói, "Người Mỹ biết rằng ông ấy đã xây dựng nền kinh tế lên một tầm cao và có thể làm điều đó lần thứ hai".

Trong khi đó, chiến dịch của Biden đang đưa ra một thông điệp rằng Trump đã không thực hiện các hành động tích cực về sức khỏe cộng đồng, như những nỗ lực của Đức và Hàn Quốc, nên gây ra sự lây lan virus và khủng hoảng kinh tế.

Phía Biden nói, không có đảng nào từng nắm giữ Nhà Trắng với tỷ lệ thất nghiệp trên 8%, và vị tổng thống cuối cùng kết thúc nhiệm kỳ của mình trong tình hình mất việc tăng cao là Herbert Hoover, người đã mất ghế tổng thống vào tay Franklin D. Roosevelt vào năm 1932.

kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump
 

"Trump đang tuyên truyền về chiến lược cải thiện nền kinh tế sau một cuộc khủng hoảng cũng từ ông ấy, gây ra đợt mất việc lịch sử", Kate Bedingfield và Anita Dunn, hai cố vấn cấp cao của Biden bình luận. "Có hai lỗ hổng lớn trong kế hoạch tuyệt vọng này và chúng tôi dự định khai thác chúng: Trump làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên tồi tệ hơn và cũng không có kế hoạch", họ nói.

Động lực của cuộc bầu cử đã, đang và sẽ thay đổi

Một số cố vấn chiến dịch đã trở nên lo ngại về các cuộc thăm dò gây bất lợi cho Trump, trong khi những người khác nói rằng vẫn còn nhiều thời gian trước ngày bầu cử. Trump phải đối diện hàng loạt vụ hóc búa trong 5 tháng đầu năm. Nó bao gồm căng thẳng với Iran, cáo buộc luận tội của quốc hội, Covid-19 và làn sóng biểu tình vụ George Floyd. Các động lực của cuộc bầu cử có thể thay đổi một lần nữa trước tháng 11/2020.

Một cách riêng biệt, tầm quan trọng của nền kinh tế đối với các cử tri trong cuộc tổng tuyển cử đã thay đổi. Trong nhiều cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế đối với cách các cử tri đã suy yếu, theo các nhà phân tích. John Sides, Giáo sư khoa học chính trị của Đại học Vanderbilt cho biết, trong 12 năm qua, có vẻ như mọi người ít xem trọng vai trò kinh tế hơn đối với các lựa chọn chính trị của họ.

kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump
 

Khi được yêu cầu xếp hạng những vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt, trong một cuộc khảo sát gần đây của Gallup, người Mỹ quan tâm nhất các khía cạnh như sự lãnh đạo của chính phủ kém, sự lây lan của Covid-19 và tình trạng chủng tộc, cao hơn yếu tố kinh tế. Điều đó cho thấy cách điều hành nền kinh tế của Trump sẽ không phải thế mạnh quá lớn cho ông.

"Tổng thống Trump có kiến thức và khả năng giúp đỡ với nền kinh tế, như ông đã chứng minh trước đó", bà Rochelle Hofman, một giáo viên tiếng Anh trung học 51 tuổi gần Grand Rapids, Michigan, nhận xét. Bà đã bỏ phiếu cho Trump năm 2016 nhưng có lẽ sẽ không làm vậy trong năm nay.

"Tuy nhiên, tôi rất thất vọng về các tweet và những điều ông ấy nói về các cá nhân và tổ chức khác. Tôi nghĩ rằng rất nhiều việc trong số đó tốt hơn là không nên đề cập. Tôi không nghĩ rằng nó giúp đất nước chúng ta hàn gắn", bà nói.

Trong cuộc khảo sát mới nhất của Wall Street Journal/NBC News, Biden cao hơn Trump 5 điểm phần trăm về câu hỏi ai sẽ chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị và 9 điểm phần trăm về việc ai sẽ hành xử thành thạo và hiệu quả trong công việc. Ông Biden đã dẫn trên đến hai chữ số về các câu hỏi ai sẽ xử lý tốt nhất đại dịch, giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe và giải quyết các mối quan tâm của người thiểu số. Trump hơn Biden về câu hỏi "ai sẽ là người giỏi hơn trong giao dịch với Trung Quốc", với tỷ lệ 43% và 40%.

Trong khi 54% cử tri độc lập cho biết họ tin tưởng Trump sẽ xử lý tốt nền kinh tế, thì 45% người được hỏi tiết lộ kế bỏ phiếu cho Biden so với tỷ lệ 35% của Trump. Điều này cho thấy, sức mạnh của tổng thống về các vấn đề kinh tế không tự động chuyển thành phiếu bầu. Vào tháng 6/2016, các cử tri độc lập đã tin tưởng ông Trump hơn bà Clinton với nền kinh tế, với tỷ lệ chênh lệch 43% so với 19%, nhưng mức độ họ dự định bỏ phiếu cho cả hai gần như ngang nhau.

Tất nhiên, dù Trump đang bất lợi, vẫn có một số lượng nhất định cử tri ủng hộ. Bất chấp suy thoái do đại dịch, một số người coi Trump là triển vọng tốt nhất để vực dậy nền kinh tế.

Brad Bettencourt, một chủ sở hữu bất động sản cho thuê 31 tuổi sống gần Phoenix, cho biết ông tin tưởng Trump điều hành nền kinh tế và sẽ bầu ông ta một lần nữa. "Tôi cảm thấy có sự tăng trưởng tốt hơn rất nhiều khi Trump lãnh đạo so với việc Obama làm", ông Bettencourt nói nếu Biden làm tổng thống thì chẳng khác nào một nhiệm kỳ kiểu Obama nữa.

Các quan chức chiến dịch của Trump nói rằng các cử tri sẽ trở nên quan tâm hơn vào công việc, tiền lương và các vấn đề kinh tế khác khi cuộc bầu cử đến gần. Họ đã thảo luận về việc để Trump đến thăm các khu vực kinh tế khó khăn. Chính sách "Nước Mỹ trên hết" tiếp tục được đề cao với một tour vẫn theo chủ đề "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", đã bắt đầu hôm thứ sáu (12/6) bằng việc Phó tổng thống Mike Pence thăm một nhà máy sản xuất khoảng 35 dặm về phía đông bắc của Pittsburgh để nói về việc mở lại nền kinh tế.

Trước suy thoái kinh tế, Trump hiếm khi bỏ lỡ cơ hội nhắc người dân về sức mạnh của nền kinh tế, bao gồm cả khi ông chào đón trẻ em và cha mẹ của chúng đến dự Lễ Phục sinh ở Nhà Trắng hàng năm hay tại lễ cầu nguyện quốc gia vào tháng 5/2019.

Ông cũng đã tìm kiếm cơ hội để nói về thúc đẩy nền kinh tế kể từ khi suy thoái. Trong Vườn hồng tuần trước, giữa các cuộc biểu tình trên khắp đất nước vì chủng tộc, Trump mô tả báo cáo việc làm mới được công bố như một sự tôn vinh to lớn đối với sự bình đẳng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 13,3% từ 14,7%.

"Hy vọng, George đang nhìn xuống ngay bây giờ và nói rằng đây là một điều tuyệt vời đang xảy ra đối với đất nước chúng ta", Trump nói về Floyd, người đàn ông bị giết ở Minneapolis. "Đây là một ngày tuyệt vời đối với anh ấy", ông nói.

Các tranh luận kinh tế để vận động cử tri của Trump, đã trở nên rõ nét hơn. Thay vì nói về sức mạnh của nền kinh tế, Trump thuyết phục cử tri rằng ông là phù hợp nhất để dẫn đắt sự phục hồi.

"Chúng ta sẽ có ba quý rất tốt và quý thứ tư phi thường", Trump nói trên sóng radio vào ngày 3/6. "Và nếu đi theo hướng này, tôi nghĩ chúng tôi khó bị đánh bại", ông nhận định.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội, một cơ quan lập pháp phi đảng phái, gần đây đã giảm dự báo sản lượng kinh tế Mỹ giai đoạn 2020-2030 thêm 7.900 tỷ USD, tương đương 3% GDP. Họ cho rằng sẽ có đạt được mức dự báo trước đó cho đến quý IV/2029.

Nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu phục hồi?

Tuyên bố trên được đưa ra hôm 14/6 trên kênh CNN bởi Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng.

"Nền kinh tế Mỹ hiện đang trong giai đoạn phục hồi", Larry Kudlow phát biểu khi trả lời phỏng vấn trên kênh CNN.

kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump
 

Theo cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc nối lại hoạt động kinh tế ở nước này sẽ diễn ra nhanh chóng, đồng thời nhấn mạnh, trong nửa cuối năm 2020, có lẽ, "tăng trưởng kinh tế sẽ ghi nhận ở mức 20% và thất nghiệp sẽ giảm".

Larry Kudlow cho biết, có rất nhiều tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế, trong số đó, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp giảm cũng như các cửa hàng ghi nhận sự tăng trưởng về doanh số.

Tuy nhiên, ông Kudlow cũng thừa nhận rằng, ở một số bang, số ca nhiễm bệnh tăng lên sau khi giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus Covid-19 bị dỡ bỏ. Mặc dù vậy, theo ông, khả năng làn sóng dịch bệnh thứ hai xảy ra ở Mỹ là rất thấp.

Vị cố vấn của ông Trump nhấn mạnh, Mỹ nên tiếp tục quá trình dỡ bỏ các hạn chế giãn cách. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang đi đúng hướng", ông khẳng định.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5, số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 2,5 triệu việc sau khi giảm kỷ lục 20,7 triệu việc trong tháng 4. Nhờ đó, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 13,3%, so với mức 14,7% của tháng trước đó. Số việc làm tăng chủ yếu trong lĩnh vực giải trí, dịch vụ, xây dựng, bán lẻ, giáo dục và chăm sóc y tế.

Phóng viên (t/h)

Theo Nghề nghiệp & Cuộc sống

kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump Sau COVID-19, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi thế nào?
kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump Kinh tế Mỹ mở cửa trở lại: Cứu 18 triệu việc làm, tăng 200.000 ca thiệt mạng?
kinh te my quyet dinh la phieu bau cho tong thong trump Mỹ đối mặt với “cú sốc” lịch sử, 16% dân số có nguy cơ thất nghiệp