Khủng hoảng TikTok gắn kết Bắc Kinh với ByteDance

TikTok từ lâu được định hướng là một ứng dụng toàn cầu và độc lập với chính quyền Bắc Kinh, nhưng lệnh cấm của Mỹ đang khiến lập trường này thay đổi.

Theo Reuters, khoảng một năm trước, khi căng thẳng biên giới bắt đầu nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chính quyền Bắc Kinh gửi tới ByteDance lời đề nghị trợ giúp TikTok trước nguy cơ bị cấm ở đây. Nhưng ByteDance chỉ cử một nhân viên tới cuộc gặp với các quan chức chính phủ, nhằm thể hiện mong muốn tự giải quyết vấn đề bằng chính sức mình.

0414 tt 1 5069 1599439366
Zhang Yiming, nhà sáng lập kiêm CEO of ByteDance, tại Palo Alto, California ngày 4/3. Ảnh: Reuters.

Dù có triết lý kinh doanh khá khác biệt với các đại gia công nghệ thân chính quyền của Trung Quốc, ByteDance của Zhang Yiming sau khi bị tổng thống Mỹ đe dọa cấm vĩnh viễn ứng dụng TikTok, đã phần nào phải thay đổi hướng tiếp cận với các giúp đỡ từ phía Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết, CEO của ByteDance đã gặp đại sứ Trung Quốc tại Washington để tìm kiếm một số lời khuyên trước lệnh cấm của Mỹ. Dù chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường, hướng tiếp cận này được nhiều chuyên gia đánh giá là bước chuyển lớn với ByteDance. Và có thể Trung Quốc đã nhìn nhận cuộc gặp gỡ này là một tín hiệu chấp nhận sự trợ giúp. Ngày 28/8, phía Bắc Kinh đã sửa danh sách các công nghệ hạn chế xuất khẩu nhằm, tạo điều kiện giám sát về mặt quy định đối với bất kỳ công ty nào muốn mua lại TikTok.

Bằng việc đứng về phía ByteDance, Bắc Kinh muốn chứng minh với những doanh nghiệp bị vướng vào cuộc chiến Mỹ - Trung rằng chính quyền Trung Quốc sẽ không bỏ lại họ phía sau. "Chúng tôi muốn cho các nước khác thấy rằng đây là điều mà chính phủ Trung Quốc sẽ làm nếu bạn bắt nạt bất kỳ công ty nào của chúng tôi", nguồn tin cho biết.

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính Trung Quốc đã có hành động chặn các công ty công nghệ nước này, như Facebook và Twitter, trong nhiều năm. Các hành động của Mỹ bây giờ chỉ nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của công dân Mỹ.

Phía Trung Quốc ban đầu xem xét đẩy nhanh việc khởi động "danh sách thực thể" để trừng phạt các công ty và cá nhân nước ngoài có hành vi chống lại lợi ích của Trung Quốc. Nhưng danh sách này sau đó đã bị bỏ vì khả năng khiến quan hệ hai nước thêm leo thang trong bối cảnh chính quyền Trump cấm các giao dịch với ByteDance và WeChat của Tencent.

ByteDance vẫn đang đàm phán với liên minh Microsoft - Walmart và các nhà đầu tư khác do công ty phần mềm Oracle đứng đầu về việc bán lại TikTok với trị giá 30 tỷ USD.

Zhang Yiming đã chọn đi theo con đường khác với hầu hết doanh nhân Trung Quốc như Jack Ma, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay CEO Robin Li của Tencent và Baidu, thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Trong khi các doanh nghiệp đồng hương chọn rút lui khỏi thị trường nước ngoài và chỉ hoạt động trong nước, ByteDance tập trung vào tăng trưởng kinh doanh toàn cầu.

Năm nay, Zhang còn đích thân điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế của ByteDance bằng việc bổ nhiệm hàng loạt những vị trí mới cũng như chuyển một số cơ sở nghiên cứu chính ra nước ngoài. Gần đây, CEO của ByteDance cũng tìm kiếm cố vấn từ các tổ chức tư vấn của Mỹ và các cựu quan chức chính phủ Mỹ, một nguồn thạo tin cho biết. ByteDance đang thực hiện nhiều bước để xoa dịu những lo ngại về thu thập dữ liệu và kiểm duyệt nội dung của chính quyền Mỹ.

Bytedance có bán TikTok ở Mỹ? Bytedance có bán TikTok ở Mỹ?
Mấu chốt để VNG thắng vụ kiện đòi TikTok bồi thường 221,5 tỉ đồng Mấu chốt để VNG thắng vụ kiện đòi TikTok bồi thường 221,5 tỉ đồng
TikTok chính thức đệ đơn kiện chính phủ Mỹ TikTok chính thức đệ đơn kiện chính phủ Mỹ
/ vnexpress.net