Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đã đưa ra hai kịch bản Covid-19 trong tương lai: sống chung với COVID-19 như cúm mùa hoặc biến thể nguy hiểm hơn phát triển.
Ông Kasai nhận định virus SARS-CoV-2 sẽ không biến mất trong tương lai gần, dù các quốc gia tiếp tục áp dụng những biện pháp mạnh mẽ nhất. Do đó, trong tương lai, có thể dự đoán sẽ có 2 kịch bản xảy ra.
Kịch bản đầu tiên là thế giới sẽ phải sống chung với Covid-19. Khi đó đại dịch Covid-19 sẽ được xử lý như cúm mùa và những mầm bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Các quốc gia sẽ tập trung hạn chế lây lan, bảo vệ những người dễ tổn thương, giảm thiểu tác động về sức khỏe và xã hội của các đợt bùng phát. Một quốc gia đang được coi là hình mẫu sống chung với Covid-19 hiện nay là Singapore. Quốc gia này đã kiểm soát được Covid-19 bằng truy vết, xét nghiệm, kết hợp tiêm chủng nhanh chóng để đạt miễn dịch cộng đồng. Đến nay, 74% dân số, tương đương hơn 4,3 triệu người Singapore đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19. Chính phủ Singapore nhận định khi đủ lượng người tiêm chủng vaccine, Covid-19 sẽ được kiểm soát giống các bệnh tái phát thông thường như cúm mùa hay tay, chân, miệng.
Ảnh minh họa |
Kịch bản thứ hai là các biến thể nguy hiểm hơn phát triển. Các biến thể này có thể lây lan nhanh hơn hoặc gây triệu chứng nặng hơn, hoặc làm giảm hiệu quả vaccine. Với kịch bản không ai mong muốn sẽ xảy ra này, cách đối phó hiệu quả nhất là nỗ lực hạn chế virus lây truyền ngay lúc này. Giống với những mầm bệnh khác, càng nhiều ca nhiễm, virus càng phát triển mạnh.
Do đó, diễn biến dịch bệnh trong tương lai phụ thuộc và hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong những tuần và tháng tới. Mỗi cá nhân nên tiếp tục đeo khẩu trang, tránh không gian kín, nơi đông người và tiếp xúc gần, đồng thời cần tiêm phòng ngay khi đến lượt. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần nghiêm túc quản lý và giảm thiểu rủi ro phát sinh cụm dịch tại nơi làm việc. Hệ thống y tế nên chuẩn bị tinh thần cho những đợt bùng phát đột biến, duy trì dịch vụ cứu sinh thiết yếu.
Cần lưu ý gì khi điều trị COVID-19 tại nhà?
Bệnh nhân Covid-19 quản lý tại nhà nếu thấy khó thở, thở nhanh, đau tức ngực thường xuyên, đau tăng khi hít sâu, mệt lả… ... |
Chuyên gia WHO hối thúc điều tra nguồn gốc COVID-19 trước khi quá muộn
Các chuyên gia của WHO cho biết, cơ hội làm rõ nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đang “nhanh chóng khép lại”, hối thúc đẩy nhanh giai ... |
https://nghenghiepcuocsong.vn/hai-kich-ban-covid-19-trong-tuong-lai/