Nếu việc chuyển tiền không kịp thời, gây thiệt hại cho đồng bào miền Trung thì nghệ sĩ Hoài Linh sẽ phải chịu bồi thường theo quy định pháp luật.
Ngày 25/5, trả lời VTC News, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, nếu nghệ sĩ Hoài Linh không chuyển tiền từ thiện cho đồng bào miền Trung như đã thỏa thuận hoặc có gian dối để chiếm đoạt số tiền đó thì có thể bị xử lý.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội). |
Theo luật sư Cường, theo quy định của pháp luật thì đây là quan hệ dân sự về việc thực hiện công việc theo nội dung ủy quyền tặng cho tài sản. Người tặng cho là người có tiền, tài sản và người được tặng cho là đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn vì thiên tai.
Nghệ sĩ Hoài Linh trong trường hợp này chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người có tài sản, có trách nhiệm chuyển giao tài sản của bên cho sang cho bên nhận tài sản theo thỏa thuận, cam kết trước đó. Việc ủy quyền tặng cho tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 138, Điều 562 và Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015.
"Nghệ sĩ Hoài Linh đã đồng ý nhận ủy quyền của những người khác để nhận tiền, chuyển giao số tiền đó cho đồng bào lũ lụt miền Trung là nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ của Hoài Linh xuất phát từ thời điểm nhận tiền của những người hâm mộ. Nghệ sĩ Hoài Linh cũng có trách nhiệm phải thông báo cho đồng bào lũ lụt miền Trung, người được tặng cho số tiền đó về số tiền tặng cho, thời gian, phương thức tặng cho (từ thiện)...
Từ thời điểm nghệ sĩ Hoài Linh nhận số tiền đó thì các khoản lãi suất phát sinh thuộc về bên được hưởng tiền là đồng bào lũ lụt miền Trung. Dù nghệ sĩ có kéo dài thời hạn bàn giao số tiền đó thì số tiền lãi phát sinh cũng thuộc về đồng bào miền Trung chứ không phải là tiền của nghệ sĩ Hoài Linh", luật sư Cường nói.
Theo vị luật sư, nghệ sĩ Hoài Linh có trách nhiệm phải chuyển giao toàn bộ số tiền gốc và lại cho đồng bào miền Trung trong thời hạn sớm nhất có thể. Ngoài ra nếu việc thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền không kịp thời, gây thiệt hại cho đồng bào miền Trung thì nghệ sĩ Hoài Linh còn phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Hoài Linh giải thích sự chậm trễ trong việc chuyển tiền từ thiện này là do nghệ sĩ bận và do dịch bệnh COVID-19. |
Với tư cách là người nhận ủy quyền, nghệ sĩ Hoài Linh phải thực hiện đúng thỏa thuận, cam kết với người có tài sản, người đã chuyển tiền. Đây là nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật, đồng thời cũng là vấn đề đạo đức xã hội.
Theo luật sư Cường, số tiền này không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã gửi vào tài khoản của Hoài Linh để nhờ Hoài Linh chuyển tiền cho đồng bào miền Trung đang gặp thiên tai. Việc chuyển tiền từ thiện xuất phát từ thông tin, thông báo của Hoài Linh về việc tiếp nhận từ thiện, từ sự tin tưởng, mến mộ nghệ sĩ này. "Đây là uy tín, là “tín nhiệm” là danh dự của nghệ sĩ chứ không đơn giản chỉ là chuyện tiền bạc".
"Khi người hâm mộ, những nhà hảo tâm đã tin tưởng chuyển tiền thì họ luôn hy vọng số tiền đó sẽ sử dụng kịp thời, đúng mục đích, khắc phục phần nào khó khăn cho đồng bào miền Trung Việt Nam. Vậy mà thông tin đến bây giờ hỏi Hoài Linh vẫn giữ số tiền đó, chưa chuyển cho đồng bào miền Trung sau một thời gian rất dài khiến nhiều người khá bất ngờ, bức xúc", luật sư Cường đặt câu hỏi.
Nghệ sĩ Hoài Linh. |
Cũng theo luật sư Cường, nghệ sĩ Hoài Linh giải thích sự chậm trễ trong việc chuyển tiền từ thiện này là do nghệ sĩ bận và do dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên giải thích như vậy không thuyết phục, công việc của nghệ sĩ đúng là rất bận, nhưng nhiều nghệ sĩ đứng ra quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung thời điểm đó đều đã hoàn thành “sứ mệnh” của mình.
“Dịch bệnh diễn ra nhưng không phức tạp đến mức không thể chuyển số tiền cho đồng bào đang gặp khó khăn một thời gian dài như vậy. Việc chậm trễ rõ ràng gây thiệt hại nghiêm trọng đến đồng bào miền Trung. Nếu số tiền đó được chuyển đến đúng địa chỉ phải đúng thời điểm thì đã khắc phục được rất nhiều khó khăn đối với đồng bào.
Nghệ sĩ Hoài Linh đang nợ đồng bào miền Trung một lời xin lỗi chân thành. Nếu dư luận không phát hiện ra sự việc này, không lên tiếng thì số tiền này sẽ được giải quyết thế nào?”, luật sư Cường đặt vấn đề.
Vị luật sư cũng cho rằng, trong những trường hợp ủy quyền thực hiện hoạt động từ thiện phát hiện có việc gian dối để chiếm đoạt số tiền từ thiện từ 4 triệu đồng trở lên hoặc sử dụng số tiền từ thiện sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì người nhận ủy quyền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện...
Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể...
Danh hài Hoài Linh đạt nút vàng Youtube sau 2 tháng 11 ngày
Chỉ sau đúng 2 tháng 11 ngày kể từ ngày lập kênh Youtube mới, đăng tải đúng 17 video clip đơn giản, danh hài NSƯT ... |
Vợ Chí Tài gửi 83.000 USD để Hoài Linh làm từ thiện
Gia đình Chí Tài trao 83.000 USD (hơn 1,9 tỷ đồng) tiền phúng tang lễ nhờ Hoài Linh làm việc thiện theo tâm nguyện cố ... |
Hoài Linh quyên góp được gần 9 tỷ đồng giúp đồng bào miền Trung
NSƯT Hoài Linh cho hay, sau 7 ngày kêu gọi, anh đã quyên góp được hơn 8 tỷ 831 triệu đồng để giúp đỡ người ... |