150.000 đồng dâng sao giải hạn là thấp hơn giá thị trường!

“150.000 chia cho 12 tháng, có năm có cả những tháng nhuận. Tính ra như vậy là cũng rất “hạ” rồi”, đó là trả lời của đại đức Thích Minh Đức, người phụ trách toàn bộ công việc tại chùa Phúc Khánh với phóng viên Lao Động liên quan đến bài viết “Bị từ chối giải hạn vì “thiếu lễ” 50.000 đồng”.

“150.000 chia cho 12 tháng, có năm có cả những tháng nhuận. Tính ra như vậy là cũng rất “hạ” rồi”, đó là trả lời của đại đức Thích Minh Đức, người phụ trách toàn bộ công việc tại chùa Phúc Khánh với phóng viên Lao Động liên quan đến bài viết “Bị từ chối giải hạn vì “thiếu lễ” 50.000 đồng”.

Thật đáng băn khoăn khi dâng sao giải hạn mà đưa ra mức giá 150.000 đồng, thiếu 50.000 đồng cũng không giải được. Và càng băn khoăn hơn khi cho rằng, giá đó đã “hạ”, ý là bớt, là thấp hơn “thị trường”. Mà vị đại đức này nói e cũng có lý, vì trên thị trường dâng sao giải hạn, có nhiều nơi giá khá cao, lên tới 500.000 đồng một suất.

Đúng là buôn thần bán thánh, chỉ có mua bán mới tính toán tăng giá hay hạ giá, còn chuyện tín ngưỡng tôn giáo sao có thể quy ra tiền. Căn cứ vào chuẩn mực nào để đưa ra định mức, từ đó để tính là cao hay hạ?

Đã tiền bạc, mua bán là trái với tinh thần của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại văn bản số 033/CV-HĐTS ngày 2.2.2019 về việc “tổ chức lễ nguyện cầu bình an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới”. Văn bản ghi rõ: “Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi mà phải đúng Chính pháp...”.

Với việc đưa ra mức tiền, thiếu 50.000 đồng cũng không cho, giá cả tăng giảm cao thấp mỗi nơi một kiểu, vậy không là “yếu tố dịch vụ” thì là gì?

Hàng ngàn người van vái dùng tiền mua sự bình an không là “mê tín dị đoan” thì là gì? Một yếu tố khác là sự không minh bạch về tiền bạc liên quan đến thu phí dâng sao giải hạn. Khi phóng viên Lao Động hỏi trực tiếp về số lượng người đăng ký, đại đức Thích Minh Đức trả lời: “Số lượng người đăng ký dâng sao giải hạn mỗi năm do bộ phận chấp tác của chùa thống kê, kiểm đếm. Bản thân tôi cũng không nắm rõ số lượng là bao nhiêu”.

Đại đức Thích Minh Đức là người phụ trách toàn bộ công việc tại chùa Phúc Khánh mà không biết số lượng người đăng ký, số tiền thu được, sử dụng vào việc gì là vô lý.

Có nhiều ý kiến của chuyên gia tôn giáo và chức sắc trong Giáo hội Phật giáo nêu rõ, dâng sao giải hạn là lừa gạt, là khai thác lòng tin để trục lợi, là kinh doanh tín ngưỡng. Nhưng đáng tiếc thay, chính người dân lao vào vòng mê muội này, trách sao được những người tham lam, vì đồng tiền mà buôn luôn cả thần, bán luôn cả thánh.

150000 dong dang sao giai han la thap hon gia thi truong Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thông báo chính thức về "dâng sao giải hạn"

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành văn bản về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho ...

150000 dong dang sao giai han la thap hon gia thi truong Chùa Phúc Khánh: Không có quy định thiếu tiền thì không được làm lễ giải hạn

Đại diện Chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng 150 nghìn đồng phí thu tiền làm lễ giải hạn là tiền phục vụ, ...

/ https://laodong.vn