Sốt rét vào nhà nghỉ và chuyện điểm thi "có chân"

2 giáo viên vì sốt rét nên phải vào nhà nghỉ ôm nhau sưởi ấm; các phụ huynh bức xúc vì bị nghi oan nâng điểm cho con gây xôn xao mạng.

sot ret vao nha nghi va chuyen diem thi co chan

Danh sách các vị phụ huynh ở Sơn La có con được nâng điểm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Thông tin trên báo Tiền phong, ông Q. cho biết, giữa ông và bà Nguyễn Thị T. là đồng nghiệp đã lâu. Sáng 27/2, do có việc nên ông và bà T. có mặt tại TP Lạng Sơn và thời gian này bỗng nhiên ông Q. bị ngộ độc thực phẩm, sau đó \'miệng nôn trôn tháo\' rồi lên cơn sốt rét.

Ông Q. giãi bày: "Bà T. vội nói với tôi vào nhà nghỉ rồi bảo tôi cởi bỏ quần áo ra để bà ôm cho khỏi rét. Nghĩ đơn giản nên tôi làm theo. Sau đó thì chồng bà T. đột ngột mở cửa phòng, bật điện sáng, quay clip". Ông Q. cũng nói thêm, nội dung này cũng được thể hiện trong bản tường trình gửi phòng GD-ĐT huyện Chi Lăng- nơi 2 người công tác.

Câu chuyện này đang khiến mạng xã hội xôn xao. Cư dân mạng cho rằng, lời giải thích này nghe quen quen, bởi nó cũng chẳng khác gì vụ ông Nguyễn Quang Thuân ở huyện Krông Ana vào nhà nghỉ thăm nữ đồng nghiệp vì bà này đang uống cà phê thì bị trúng gió.

Tức là những tình huống phi thực được nói ra chỉ để che lấp nguyên nhân thực của vụ việc, bất kể câu chuyện ấy nghe có lọt tai hay không.

Vụ việc bị sốt rét vào nhà nghỉ khỏa thân sưởi ấm để chữa bệnh này, cũng có độ “hoang đường” không kém chuyện các sếp có quyền ở nhiều địa phương đang chối đây đẩy, rằng mình hoàn toàn không có liên quan đến chuyện con cái được nâng điểm thi đại học.

Ông D, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nói rằng gia đình tự tin không có tác động gì vào điểm số của con. Con gái ông D. học Trường THPT Chuyên Sơn La. Trong kỳ thi THPT quốcgia, thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thật giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ.

Một nữ cán bộ đang làm việc tại Sơn La khẳng định, không có chuyện bố mẹ can thiệp để người ta sửa bài thi, nâng điểm của con mình. Người giúp cũng không nói, nên thực sự gia đình cũng không biết là ai.

Những câu chuyện kỳ lạ nhất có lẽ cũng chỉ đến thế này là cùng. Sau khi bị phát giác là nâng điểm thông qua việc chấm thẩm định, các phụ huynh này cũng không chút hối lỗi mà tiếp tục bịa ra những chuyện không tưởng. “Gia đình không tác động gì vào điểm số của con” hay “Người giúp không nói nên gia đình không biết”… Vậy là những điểm thi này “có chân”. Tự nó nhảy vào những nhà có bố mẹ làm “ông nọ bà kia”, cũng chẳng ai tác động mà tự nó nhảy lên cao vọt.

Tại sao họ không hối hận, không nói ra được một lời xin lỗi chân thành đến những thí sinh vì hành động gian dối của họ mà mất đi cơ hội vào đại học?

Nếu cứ cố tình bấu víu vào những lời nói dối sống sượng như vậy, thì bao giờ chúng ta mới có thể làm sạch được căn bệnh giả dối trong chuyện thi cử? Bao giờ mới tìm được người tài thật sự?

sot ret vao nha nghi va chuyen diem thi co chan Nâng điểm thi ở Sơn La: Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở không thể vô can

Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, trách nhiệm lớn nhất trong vụ tiêu cực, gian lận thi cử ở Sơn La thuộc về địa phương, ...

sot ret vao nha nghi va chuyen diem thi co chan Gian lận điểm thi: Đừng biến học sinh thành người nói dối

Với cách giải thích nào, các em vẫn bị coi là những người nói dối và người bị tổn thương nhiều hơn vẫn chính là ...

/ Đất Việt