Sổ liên lạc điện tử - hình thức lạm thu công khai?

Trong khi chúng ta đang siết chặt các khoản lạm thu thì tiền dịch vụ sổ liên lạc điện tử dường như đang được “thả nổi”. Phụ huynh không thể kiểm soát giá trị thực của khoản tiền này đến đâu.

Trong khi chúng ta đang siết chặt các khoản lạm thu thì tiền dịch vụ sổ liên lạc điện tử dường như đang được “thả nổi”. Phụ huynh không thể kiểm soát giá trị thực của khoản tiền này đến đâu.

Và thực tế, có những việc cần trao đổi giữa phụ huynh và nhà trường thì sổ liên lạc điện tử lại không thực hiện được.

Sổ liên lạc điện tử là hình thức nhắn tin qua điện thoại từ nhà trường đến số di động của phụ huynh để cập nhật tình hình học tập và sinh hoạt của các em cùng các thông báo từ nhà trường. Hình thức này được áp dụng tại nhiều trường học với vô vàn các mức phí khác nhau từ 4.000 đến 40.000 đồng/tháng/học sinh.

Dù mới được đưa vào áp dụng nhưng sổ liên lạc điện tử cũng đã bộc lộ không ít bất cập. (Ảnh minh hoạ)

Hiện chưa có bất cứ quy định nào của ngành giáo dục về dịch vụ này, tất cả vẫn là tự nguyện, tự phát. Thế nhưng, tâm lý chung của nhiều phụ huynh là dù không muốn nhưng nhà trường đưa ra, con mình không có thì cũng dễ rơi vào cảnh bị phân biệt đối xử hay sợ có một số tin nhắn đặc biệt lại không được thông báo nên vẫn đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Chị N.T.X.T (phụ huynh Trường Tiểu học N.T.Y, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Năm học 2017-2018, nhà trường tiếp tục đưa ra mức thu 40.000 đồng/tháng/học sinh với cam kết ngày nào cũng có tin nhắn. Mức thu này được chi 75% cho công ty cung cấp dịch vụ, 30% bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, tài vụ và các nhân viên phục vụ khác, 5.000 đồng/tháng/học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.

“Mức thu cao là vậy, nhưng tin nhắn thì hầu như chung chung, khá giống nhau, trừ thông báo đột xuất của trường. Ngoài ra, việc nhà trường tính cả tiền bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm... vào chi phí này khiến ý nghĩa trao đổi, liên kết giữa phụ huynh và nhà trường trở nên méo mó. Dịch vụ nào cũng tính phí như vậy thì phải chăng nhà trường đang kinh doanh trên chính các hình thức giáo dục”, chị T bức xúc.

Chị T phân tích thêm: Xét về chi phí cho 1 tin nhắn điện tử lên tới trên 1.000 đồng, giá này quá đắt so với giá tin nhắn thông thường của nhà mạng. Chưa kể, nhà mạng hiện nay có nhiều gói dịch vụ khuyến mại 3.000 đồng được cả 100 tin.

Còn theo phụ huynh Hoàng Lam Hương (Thanh Xuân, Hà Nội): “Con tôi khá ngoan nên thường những việc được thông báo qua sổ liên lạc điện tử thì cháu đã nhắn với bố mẹ từ trước rồi. Mặt khác, khi “con có vấn đề” hay chuyện bất thường, phụ huynh sẽ muốn liên lạc trực tiếp với giáo viên. Việc này sổ liên lạc điện tử không làm được.

Các dịch vụ thu tiền đang hướng vào mảnh đất màu mỡ, lãnh địa dễ thuyết phục là trường học. Khoản tiền hoa hồng khấu trừ hấp dẫn có thể thông qua nhiều chương trình dịch vụ khiến phụ huynh chỉ còn biết tuân theo. Thiết nghĩ các cơ quan

nhà nước cần có biện pháp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho phụ huynh trước những dịch vụ có lợi lớn cho kinh doanh hơn là giáo dục học sinh.

Sổ liên lạc điện tử có thật sự cần thiết không

Thực tế, có những việc quan trọng mà phụ huynh cần liên lạc với nhà trường thì sổ liên lạc điện tử lại không thực ...

https://laodong.vn/xa-hoi/so-lien-lac-dien-tu-hinh-thuc-lam-thu-cong-khai-574310.ldo

/ Theo Huyên Nguyễn/báo Lao động