Cho đến nay chỉ có duy nhất một loại thuốc kháng virus đã được phê chuẩn cho điều trị COVID-19: Remdesivir. Tuy nhiên, mới đây, ngày 1-10-2021, Merck là hãng dược thứ hai thông tin về kết quả tạm thời trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng về loại thuốc viên Molnupiravir, được cho là có thể giảm một nửa số lần nhập viện của bệnh nhân COVID-19. 10 ngày, Merck đã đề trình dữ liệu bào chế Molnupiravir cho FDA nhằm hy vọng được cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Thuốc kháng virus hoạt động ra sao?
Để tàn phá cơ thể người, virus đã làm rất nhiều việc khi chúng lọt vào bên trong. May sao virus không có các bào quan để giúp chúng tự sao chép bản thân. Nhưng, các tế bào của chúng lại làm được. Các loại thuốc kháng virus hoạt động bằng cách làm gián đoạn quá trình này.
Remdesivir, loại thuốc duy nhất hiện được ủy quyền để chống SARS-CoV-2, đã hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme mà virus cần nó để sao chép. Nhưng, thuốc Molnupiravir thì hoạt động thông qua sự lừa dối. Trong khi các tế bào sẽ xây dựng những chuỗi virus RNA thì thuốc sẽ thay thế một số phần cần thiết. Những phần tử giả mạo này tiếp tục đột biến trong virus mới sao chép nhằm khiến nó rơi vào bất ổn. Các hãng dược phẩm Pfizer và Roche cũng phát triển các loại thuốc kháng virus tương tự.
Bà Bettie Steinberg, một nhà vi trùng học công tác tại Viện Nghiên cứu y khoa Feinstein (New York), phát biểu: “Tất cả các loại kháng virus đều giống nhau ở chỗ chúng đều ngăn chặn sự nhân lên của virus. Nhưng, chúng làm việc đó theo những cách khác nhau. Nếu virus không thể tự nhân lên thì hệ miễn dịch của chúng ta sẽ chế ngự nó.
Làm thế nào và khi nào?
Thuốc Remdesivir chỉ được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) cho bệnh nhân ốm nặng đang được điều trị tại bệnh viện. Qua các thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại thuốc này đã làm giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân từ mốc trung bình 15 ngày xuống còn 10 ngày, song thuốc lại không làm tăng số lượng bệnh nhân sống sót.
Thuốc Molnupiravir được sử dụng bằng cách uống, đồng nghĩa nếu xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì người mắc có thể uống tại nhà. Thuốc này được uống thành 2 lần trong ngày, mỗi lần dùng 4 viên và uống liên tục 5 ngày với tổng cộng 40 viên.
Trong đợt thử nghiệm lâm sàng, hãng Merck đã phát thuốc Molnupiravir cho các cá nhân - những người đã có những triệu chứng trong 5 ngày gần nhất và được tiên liệu là có nguy cơ cao đổ bệnh nặng, như những người trên 60 tuổi hoặc những người đã có sẵn bệnh từ trước như tim mạch và tiểu đường.
Thuốc Molnupiravir giảm 1/2 nguy cơ nhập viện: khoảng 14,1% các bệnh nhân đã dùng giả dược khi nhập viện so sánh với chỉ 7,3% những người đã uống thuốc Molnupiravir. Không ai uống thuốc Molnupiravir mà tử vong. “Đó là thứ tôi hằng mơ ước”, dẫn lời bà Monica Gandhi, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm công tác tại Đại học California San Francisco (UCSF).
Tiêm phòng xong là uống thuốc kháng?
Tất cả các tình nguyện viên tham gia dùng thử thuốc Molnupiravir đều chưa được tiêm chủng. Nhà vi trùng học Bettie Steinberg giải thích rằng đây là một quyết định chiến lược nhằm đẩy mạnh việc thu thập dữ liệu.
Bà Steinberg nói: “Họ muốn chứng tỏ rằng thuốc Molnupiravir giúp phòng ngừa nhập viện và tử vong. Nếu quý vị đang làm việc với một nhóm người được tiêm chủng, quý vị cần phải cần đến một nhóm nghiên cứu lớn hơn và cần thêm thời gian để nhìn thấy tác dụng, bởi vì những người trong nhóm dùng giả dược sẽ không đổ bệnh nặng nếu như họ đã được tiêm phòng từ trước đó.
Theo bà Monica Gandhi thì FDA có thể sẽ phê chuẩn cho những người chưa được tiêm chủng. Bà Bettie Steinberg nói thêm rằng vì thuốc kháng virus và vaccine hoạt động khác nhau nên hãy sử dụng thuốc kháng virus ngay sau khi được tiêm chủng và bỗng dưng bị nhiễm trùng.
Thuốc kháng virus tác động đến lây truyền?
Tác động hạn chế lây truyền virus của thuốc Remdesivir đã bị hạn chế do một thực tế là nó đã không được tiêm ngừa cho đến khi ai đó đổ bệnh nặng, song thuốc kháng virus như Molnupiravir nếu sử dụng ngay từ đầu thì được cho là có thể sẽ làm chậm sự lây lan dịch bệnh.
Dữ liệu từ những cuộc nghiên cứu ban đầu của thuốc Molnupiravir cho thấy rằng những người đã uống thuốc này thì mũi của họ chứa ít virus hơn những người không uống. 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị, không bệnh nhân nào đã uống thuốc Molnupiravir có thể tìm thấy nồng độ virus trong mũi của họ nhưng 11,1% các bệnh nhân đã dùng giả dược thì lại có.
Bà Monica Gandhi giải thích: “Việc có rất ít hạt trong lỗ mũi (nơi mà virus có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác thông qua việc thở, ho hoặc hắt hơi/nhảy mũi) cũng đồng nghĩa bệnh nhân ít lây bệnh cho người khác”.
Thuốc kháng virus chế ngự chủng Delta?
Theo hãng Merck thì hơn 3/4 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đã bị nhiễm các biến chủng Delta, Gamma hoặc Mu. Vì thuốc Molnupiravir tạo ra những đột biến ngẫu nhiên trên toàn bộ virus thay vì chỉ nhắm mục tiêu vào các protein bên ngoài, nên Merck hy vọng rằng thuốc uống có thể duy trì hiệu quả chống những biến chủng virus mới trong tương lai.
Thuốc kháng virus có tác dụng phụ?
Một số bệnh nhân dùng thuốc Remdesivir đã bị tổn thương gan và mắc các chứng dị ứng nặng. Dữ liệu an toàn chi tiết về giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng của thuốc Molnupiravir chưa được công bố. Bà Bettie Steinberg cảnh báo tới việc phải đề phòng một tác động lâu dài. Vì thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong ADN.
Vào tháng 5-2020, phóng viên Lila Thulin của báo Smithsonian viết: “Một loại kháng virus phổ rộng được gọi là Ribavirin giúp phòng chống cả virus viêm gan C và virus hợp bào hô hấp, có thể là căn nguyên gây dị tật bẩm sinh và hủy diệt hồng cầu”. Phụ nữ mang thai bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir, cũng như cả nam giới và nữ giới có khả năng sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai hiệu quả cao khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau đó.
Văn Chương