- Vì sao các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác chậm trễ thu phí không dừng?
- Thần tốc thông tuyến cao tốc nối hai đầu đất nước
Dự án cao tốc Hà Nội- Hải Phòng vẫn áp dụng mức thu đã được thống nhất tại Thông tư 35/2016 của Bộ GTVT, mức phí này chưa được áp dụng điều chỉnh theo phương án tài chính.
Thống kê từ Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, các trạm thu phí dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và QL5 thu hơn 750 tỷ đồng.
Trong đó, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thu hơn 536 tỷ đồng. Doanh thu thu phí trên QL5 đạt hơn 218 tỷ đồng.
Đối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vidifi cho hay, dự án này vẫn áp dụng mức thu đã được thống nhất tại Thông tư 35/2016 của Bộ GTVT. Tuy nhiên, mức phí này chưa được áp dụng điều chỉnh theo phương án tài chính đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Từ ngày 20/1/2022, mức giá vé trên tuyến đều giảm giá theo mức giảm thuế VAT 8% đối với giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí.
Đối với QL5, từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Vidifi được quản lý, thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
"Vidifivẫn áp dụng mức giá theo quy định tại Thông tư 35/2016 của Bộ GTVT. Đơn vị cũng đã thực hiện giảm giá cho nhân dân khu vơcj trạm lân cận hai trạm thu phí trên QL5", đại diện Vidifi cho biết.