S-400 tách rời phòng không NATO: Vận may của Thổ Nhĩ Kỳ?

Việc Thổ Nhĩ Kỳ không tích hợp S-400 Triumph vào hệ thống phòng không NATO sẽ giúp nước này có một ‘bảo bối tối hậu’, một khi đất nước có biến.

Mặc Mỹ đe dọa, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng nhận S-400

Ngày 16/5, một dự thảo nghị quyết kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga đã được Hạ viện Hoa Kỳ đưa ra.

"Chúng tôi đang gửi một tín hiệu rõ ràng đến Thổ Nhĩ Kỳ: Sự đồng thuận rộng rãi của cả hai đảng là nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, thì họ không được nhận F-35" - nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện là ông Kevin McCarthy nói trong một tuyên bố.

Theo ông, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 sẽ tạo ra "quá nhiều mối đe dọa" đối với an ninh quốc gia Mỹ. Do đó, Ankara nên hủy bỏ thỏa thuận và thay vào đó hợp tác với Washington trong nhiều vấn đề, làm việc cùng nhau để phục vụ lợi ích chung của hai nước đồng minh NATO.

Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục đe dọa, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ sẵn sàng tiếp nhận các hệ thống S-400 Triumph ngay khi Nga hoàn tất việc chuẩn bị giao hàng, đích thân Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Cavusoglu nói như vậy với các phóng viên hôm 17/5.

"Ngay khi Nga sẵn sàng giao S-400 cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp nhận hệ thống này vào bất cứ lúc nào" - Bộ trưởng nói bên lề cuộc họp của Ủy ban Bộ trưởng Châu Âu.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không từ bỏ kế hoạch mua S-400, những hệ thống phòng không đầu tiên của Nga sẽ tới nước này vào tháng 7 năm nay. Washington đe dọa trừng phạt chính quyền Ankara vì hợp đồng mua vũ khí Nga và nhiều lần tuyên bố sẽ trì hoãn hoặc hủy bỏ quá trình bán máy bay F-35 Lightning II mới nhất cho nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước tham gia chương trình quốc tế F-35 của Mỹ và dự định sẽ mua tới hơn 100 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 tối tân này. Chính quyền của ông Erdogan cũng nhiều lần tuyên bố rằng, S-400 không gây ra mối đe dọa cho F-35, thậm chí là nước này đã cam kết là sẽ không tích hợp S-400 vào hệ thống phòng không NATO.

Bàn về vấn đề này, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết thêm, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga sẽ không được Thổ Nhĩ Kỳ tích hợp vào hệ thống phòng không chung NATO, do đó, không đe dọa đến máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

s 400 tach roi phong khong nato van may cua tho nhi ky
S-400 Triumph Nga sẽ là ‘bùa hộ mệnh’ đối với Thổ Nhĩ Kỳ?

S-400 không tích hợp với NATO: Chưa biết ai buồn

"Tổ hợp phòng không Nga sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi, chúng sẽ không được tích hợp vào hệ thống phòng không NATO. Hệ thống phòng không S-400 đang hoạt động ở Syria, nhưng máy bay Mỹ cũng đang ở đó. S-400 sẽ không đe dọa đến chúng, như cách người Mỹ e ngại” – ông Cavusoglu cho biết.

Vị Ngoại trưởng cho biết thêm, các chuyên gia sẽ tiếp quản vấn đề xây dựng hệ thống phòng không độc lập cho S-400 Triumph. Nước này cũng đã mời người Mỹ thành lập nhóm công tác để giám sát vấn đề này - ông Cavusoglu nói với báo giới ở Riga, trong chuyến thăm Latvia.

Giới phân tích bình luận rằng, với động thái tách rời các hệ thống phòng không Nga với hệ thống phòng thủ của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ muốn trấn an Mỹ về vấn đề S-400, nhằm khiến Mỹ tiếp tục giao F-35.

Trước đó, giới lãnh đạo quân sự nước này đã cho biết, các hệ thống phòng không Nga sẽ được giao những nhiệm vụ riêng, bảo vệ các cơ quan đầu não chính phủ, quân đội; các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước và các công trình quân sự trọng yếu. Còn các mục tiêu khác sẽ “nhường” cho các hệ thống phòng không NATO, trong đó có Patriot.

Điều này cho thấy rõ ràng là Ankara rất coi trọng và tin cậy vào tính năng của S-400 Triumph Nga.

Như vậy, việc tách rời S-400 khỏi hệ thống phòng không NATO dường như là chủ ý của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi nước này cũng không muốn NATO có thể kiểm soát nó, chính quyền Ankara muốn giữ sự độc lập của S-400 nhằm giữ lại một “bảo bối tối hậu” những khi đất nước có biến.

Như vậy, việc tách S-400 Triumph khỏi hệ thống phòng không NATO thực ra là điều rủi ro của NATO và là niềm vui của Thổ Nhĩ Kỳ?

Toàn Thắng

s 400 tach roi phong khong nato van may cua tho nhi ky Thêm một đồng minh của Mỹ muốn mua 'rồng lửa' S-400 Nga

Iraq muốn sở hữu tên lửa S-400 để cải thiện năng lực phòng không tầm xa, thay thế những vũ khí lạc hậu trong biên ...

s 400 tach roi phong khong nato van may cua tho nhi ky Trung Quốc vẫn phải nhờ Nga dạy khi đã vận hành S-400

Dù đã vận hành và bắn thử S-400 từ năm 2018 nhưng đến nay, kíp trắc thủ Trung Quốc vẫn phải nhờ chuyên gia Nga ...

/ http://baodatviet.vn