Nhiều chủng loại rác, nhất là rác thải nhựa đang đầu độc biển Nha Trang, Khánh Hòa. Vùng biển này đang dần chết bởi sự tác động thô bạo của con người. Những rạn san hô đã và đang chết, như thông điệp gửi đến những ai đang vô cảm với môi trường biển.
Nhiều chủng loại rác, nhất là rác thải nhựa đang đầu độc biển Nha Trang, Khánh Hòa. Vùng biển này đang dần chết bởi sự tác động thô bạo của con người. Những rạn san hô đã và đang chết, như thông điệp gửi đến những ai đang vô cảm với môi trường biển.
Một số hình ảnh về rác tại biển Nha Trang:
Hướng dẫn viên lặn biển, thợ lặn Nguyễn Hà Minh Trị (Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, hàng ngày anh cùng các thợ lặn vẫn thường xuyên dọn rác dưới đáy biển. “Những người thợ lặn như chúng tôi, mỗi khi nhặt được vài cọng rác, vài bịch nylon, vài vỏ chai và lon nước cũng chỉ là “nhặt từng hạt bụi trong sa mạc“, không thể nào làm sạch hết đáy biển” - anh Trị nói. |
Anh Trị và các thợ lặn ở Nha Trang có cùng chung quan điểm về về bảo vệ môi trường biển: “Biển không cần con người giải cứu nếu con người không xâm hại đến biển“. |
Việt Nam hiện có 112 cửa sông đổ ra biển, là nguồn vận chuyển chính rác thải nhựa ra đại dương, được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong 5 quốc gia ở Châu Á đứng đầu về lượng rác thải nhựa đổ ra biển với hàng triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương hàng năm, và xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. “Chúng tôi tha thiết cộng đồng cùng chung tay bảo vệ biển bằng những hành động thiết thực. Ngừng ngay việc xả rác thải xuống sông, biển, hồ.... ” - đại diện cho các thợ lặn, anh Nguyễn Hà Minh Trị, mong mỏi. |
Đủ các loại rác thải dưới đáy biển, trong đó phần lớn là rác thải nhựa. |