Rà soát vô nghĩa, nếu GS,PGS vẫn là danh hiệu tối cao

PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, nếu rà soát lại, có thể sẽ giảm được hơn một nửa GS, PGS đã được công nhận.

Nếu còn coi GS, PGS như một danh hiệu tối cao

Sau khi có thông tin, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước sau khi thực hiện việc rà soát lại lần hai về việc bổ nhiệm các chức danh GS, PGS thì đã phát hiện được có ứng viên chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được công nhận học hàm GS, PGS. Như vậy, kết quả mới đây đã có chút thay đổi so với lần công bố đầu tiên là không phát hiện hồ sơ nào thiếu tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi trao đổi với báo Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại khẳng định, nếu rà soát nữa thì số GS, PGS có thể phải giảm đến cả hơn nữa, chứ không dừng lại ở một vài ứng viên.

ra soat vo nghia neu gspgs van la danh hieu toi cao

Rà soát nghiêm túc phải giảm được một nửa GS, PGS trong năm 2017

Để chứng minh cho nhận định trên, vị PGS phân tích cụ thể từng vấn đề, bao gồm từ định nghĩ về chức danh GS, PGS, tới tiêu chí, tiêu chuẩn và quá trình thực hiện xét duyệt hồ sơ...

Trước hết, ông khẳng định khái niệm về chức danh GS, PGS đang bị hiểu sai, bị hiểu lệch.

Ông cho biết, GS, PGS chỉ là một chức danh nghề nghiệp, dành cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.... Theo đó, các chức danh này là để phân cấp, nhận diện được những người trình độ, kinh nghiệm và những đóng góp của họ trong quá trình giảng dạy, làm nghiên cứu.

Tuy nhiên, ở Việt Nam lại đang có tư duy coi chức danh GS, PGS như một phẩm hàm, thậm chí, GS, PGS còn được coi là một tiêu chí để đánh giá tư chất của một con người.

"Từ cách hiểu sai lệch như vậy, nên nhiều người đã có suy nghĩ, coi chức danh GS, PGS như một danh hiệu cao quý, cũng có người còn coi danh hiệu GS, PGS như một danh hiệu tối cao và chỉ có được danh hiệu đó thì mới được vẻ vang với đời. Cách hiểu như vậy là sai lầm, là ảo tưởng", vị PGS thẳng thắn.

Phải thật rõ ràng

PGS Nguyễn Văn Nam nói tiếp, ông từng nghe một Thứ trưởng Bộ Y tế kể rằng, trong lĩnh vực y tế, cơ quan này đang nghiên cứu thực hiện hai hệ thống song song để phân biệt chức danh với học hàm, học vị của bác sĩ làm công tác khám chữa bệnh với bác sĩ làm công tác nghiên cứu khoa học.

Theo đó, những người trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh thì chỉ được gọi là bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, chuyên khoa ngoại hoặc chuyên khoa Nhi.

Còn với những người học ngành y nhưng lại công tác giảng dạy tại các trường hoặc các Viện nghiên cứu... thì được xem xét phong hàm theo trình độ và quá trình đóng góp, công hiến cho ngành, như tiến sĩ, PGS hoặc GS.

Đáng chú ý, ở cả hai ngạch này, bác sĩ làm nghiên cứu hay bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh thì đều được nhận mức lương tương đương với chức danh, học hàm của nhau. Ví dụ, tiến sĩ thì nhận lương bằng hệ số của bác sĩ chuyên khoa... không có chuyện tiến sĩ nhận lương cao hơn bác sĩ chuyên khoa và ngược lại.

"Tôi cho rằng đây là cách làm hay, tuy nhiên, tôi chưa thấy áp dụng được trong thực tiễn", ông Nam nói.

Theo ông Nam, cần phải thay đổi quan niệm về phong hàm chức danh GS, PGS, nghề nào phải gắn với cơ sở đó. Cách hiểu sai lệch như hiện nay khiến ai cũng có tâm lý chạy theo bằng cấp, cố có được học hàm, học vị để được oai, để được vẻ vang.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều cán bộ, công chức, lãnh đạo cũng muốn có được cái học hàm GS, PGS. Có những người không đứng lớp, không có một giờ dạy nào cũng vẫn được phong danh hiệu GS, PGS.

Lý do việc rà soát GS, PGS không đạt yêu cầu

"Tôi nói có cơ sở hẳn hoi, chúng ta từng chứng kiến có trường hợp một lãnh đạo khá cao đã coppi bài để làm luận văn tiến sĩ nhưng bị phát hiện, lập biên bản. Dư luận nói rất nhiều.

Còn nhiều trường hợp tương tự như vậy nữa vì họ quan niệm rằng, được phong danh hiệu GS, PGS thì sẽ được hưởng lương cao hơn, bổng lộc nhiều hơn nên có nhiều người muốn đăng ký xin xét duyệt phong làm GS, PGS.

Tôi không nói quá, nhưng nếu bây giờ thực hiện việc rà soát theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn như vậy thì phải giảm được hơn nữa người có học hàm GS, PGS trong số hơn 1.200 là PGS, GS trong năm 2017. Nhưng nếu việc rà soát chỉ thực hiện dựa trên hồ sơ như hiện nay thì việc không phát hiện ra ứng viên thiếu chuẩn hoặc chỉ phát hiện một vài người không có gì lạ. Hồ sơ bao giờ cũng được làm đẹp ngay từ đầu, không phải chờ đến lúc rà soát, kiểm tra người ta mới làm", ông Nam thẳng thắn cho biết.

Ngoài ra, vị PGS cũng cho rằng việc xét học hàm GS, PGS nên để cho các trường đại học tự lựa chọn, tự xem xét dựa trên nhu cầu, yêu cầu của từng trường. Trên cơ sở xác định trường cần bao nhiêu GS, PGS, họ còn phải xây dựng cơ chế trả lương cho những người này nữa. Do đó, khó có sự xét bừa vì còn liên quan tới cơ chế tài chính của chính trường đó.

ra soat vo nghia neu gspgs van la danh hieu toi cao Giáo sư trước hết phải là người \'lãnh đạo khoa học\'

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, ở Australia giáo sư phải có nhiệm vụ đóng góp cho trường và đất nước, chứ không chỉ ngồi trong ...

ra soat vo nghia neu gspgs van la danh hieu toi cao Vì sao 94 hồ sơ ứng viên GS, PGS có thể lọt qua 3 vòng kiểm duyệt?

Trong tổng số 1.226 hồ sơ đủ điều kiện được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, 94 ứng viên “có phản ánh” ...

ra soat vo nghia neu gspgs van la danh hieu toi cao Lộ 94 GS, PGS chưa đủ chuẩn, đã hết chưa?

(Người Việt) - Thông tin được cung cấp tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ: Có 94 người chưa đủ tiêu chuẩn vẫn được ...

ra soat vo nghia neu gspgs van la danh hieu toi cao Rà soát số hồ sơ GS, PGS có đơn kiện

Kết quả rà soát sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Thủ tướng, không phải báo cáo tại phiên họp thường kỳ ...

/ Theo Đất Việt