Rà soát GS,PGS: Mới chỉ đi được nửa con đường thực chất

(Diễn đàn trí thức) - Nếu kiểm tra một cách nghiêm túc, tôi tin rằng sẽ có khoảng trên dưới 1/3 GS, PGS hiện nay về thực chất là không sử dụng được ngoại ngữ ...

LTS:- Việc rà soát GS, PGS đã có kết quả bước đầu. Số lượng ứng viên không đạt tiêu chuẩn được báo cáo là 94, song nhiều ý kiến cho rằng, con số này vẫn còn rất khiêm tốm. Để việc rà soát đi vào thực chất hơn, theo TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục KTVT, Bộ Tư pháp, việc rà soát cần đi vào chiều sâu, sục vào từng hồ sơ, từng ứng viên để kiểm tra. Dưới đây là bài viết của ông về vấn đề này.

ra soat gspgs moi chi di duoc nua con duong thuc chat

94 ứng viên không đủ tiêu chuẩn xét phong GS, PGS

Công luận đã khá ồn ào, bức xúc, báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực để bàn luận về việc công nhận chức danh GS, PGS năm 2017. Mấy hôm trước đây, cả xã hội thở dài, lắc đầu về sự lạm phát số lượng GS, PGS được xem là đạt chuẩn. Dư luận cũng ngao ngán về thông tin bước đầu là chỉ có 1 ứng viên trong số đó được xem là chưa đạt chuẩn.

Nhưng sau buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ (VPCP), công luận và người dân đã thấy yên tâm phần nào khi Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã cung cấp cho báo chí và công luận một số vấn đề có tính chỉ đạo và quan điểm về việc tiếp tục xem xét xử lý vấn đề này một cách thực chất.

Nếu thực hiện đúng như chỉ đạo của Thủ tướng mà Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP đã thông tin thì chúng ta hoàn toàn có quyền yên tâm chờ đợi kết quả cuối cùng. Bởi vì ai cũng biết, với số lượng 94 ứng viên có những vấn đề về hồ sơ, tiêu chuẩn phải xem xét lại, thì cách làm như vừa rồi vẫn mới chỉ là rà soát một cách hình thức, dựa trên hồ sơ đã có, theo nguyên tắc "án tại hồ sơ". Các Hội đồng vẫn đặt "niềm tin vào hồ sơ", mới chỉ ra theo hồ sơ và các khiếu nại mà đã có con số 94.

Như Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã nêu ra, số 94 ứng viên này chỉ thiếu giờ giảng, thiếu bài báo nghiên cứu khoa học và có khiếu nại. Việc tiếp tục kiểm tra, rà soát vào thực chất, vào chiều sâu là việc cần phải làm.

Các Hội đồng phải tiếp tục rà soát nghiêm túc, thực chất theo tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn của một hồ sơ, một ứng viên. Bộ trưởng cũng đã nói, Thủ tướng đã biết hết và yêu cầu Bộ GD&ĐT phải báo cáo trước cuộc họp thường trực Chính phủ tới đây. Cá nhân tôi thấy chủ trương và quan điểm chỉ đạo này quá hay, lại một lần nữa tạo niềm tin cho xã hội về sự liêm chính, công khai của Thủ tướng và Chính phủ kỳ này.

Phải thấy rõ rằng, dư luận ồn ào về chất lượng GS, PGS vừa qua là quá chính xác. Đây là một sự tùy tiện, có nhiều sai trái mang tính hệ thống dẫn đến lạm phát số lượng GS, PGS được công nhận đạt chuẩn mà không tương xứng với trình độ, chất lượng. Đây là giọt nước tràn ly do hiệu ứng "chuyến tàu vét", bộc lộ rất nhiều bất cập, sai sót từ việc định chuẩn cho tới thực hiện trình tự, thủ tục tại các Hội đồng mà lần này không thể bỏ qua.

Nếu tiếp tục kiểm tra, rà soát theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng đạt kết quả như mong muốn, làm tôi nhớ đến những chuyển biến mang tính tích cực, cơ bản trong thời gian gần đây, từ những chuyển biến thành công khá đậm nét trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cho đến những chuyển biến khá tích cực, đậm nét trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực và nhiều lĩnh vực khác trong thời gian qua.

Rồi thành công của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam. Nhiều người đã nói đến vận hội, cơ hội chuyển sang thời kỳ phát triển mới của Việt Nam trong năm 2018.

Tuy chúng ta dễ đồng thuận với những nhận định này, nhưng vẫn thấy lẩn khuất đâu đó những điểm mờ, điểm tối làm cho mọi người chưa hết băn khoăn, e ngại. Ví dụ sự thực chất và yếu tố nội lực trong phát triển kinh tế thời gian vừa qua; Sự lan tỏa, tính toàn diện của việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn phải chờ đợi một thời gian nữa.

Rồi trong sự kiện thành công của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, thành công và nguyên nhân của thành công đã được nói đến khá nhiều nhưng tôi vẫn băn khoăn ở điểm mờ trong sự kiện này.

Đó là hiện tượng cơ hội, thực dụng, hiện tượng "Lý Thông" của một vài cá nhân ở VFF mà báo chí đã điểm mặt, chỉ tên.

Và đến thời điểm này, có thể nói là một điểm đột phá để tiếp nối những quyết tâm, những hành động và những thành công của chúng ta trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đó là, yêu cầu xem xét lại việc công nhận đạt chuẩn cho các GS, PGS. Có thể nói, đây là một mũi đột phá vào lực lượng được coi là tinh hoa, trí tuệ của Việt Nam, là hiền tài, nguyên khí quốc gia.

Cá nhân tôi đã nhận thấy, không phải chỉ bây giờ mà từ 10 năm, 20 năm trước đây, những tiêu cực, dối trá, thậm chí cả đưa và nhận hối lộ khi xét và công nhận chức danh GS, PGS. Những biểu hiện này tôi đã có dịp phân tích tại bài viết "Lý do việc rà soát GS, PGS không đạt yêu cầu" đăng tải trên báo Đất Việt mấy hôm trước.

Có mấy người mà tôi biết, đã lao vào dòng chảy tiêu cực đó, xin xác nhận khống chỗ này, chỗ khác và đến bây giờ vẫn đang nghiễm nhiên là PGS, thậm chí là GS.

Những tồn tại, thiếu sót trong thời gian khá dài vừa qua dẫn tới số lượng GS, PGS (kể cả TS) của Việt Nam không đạt chất lượng như yêu cầu, không bảo đảm tỷ lệ thuận với các phát minh, sáng chế, các công trình nghiên cứu khoa học. Và hậu quả là, chúng ta đang có một chỗ đứng khá khiêm tốn, thấp kém ở khu vực và thế giới.

ra soat gspgs moi chi di duoc nua con duong thuc chat 94 người chưa đủ chuẩn và bao nhiêu người "chưa bị lộ" còn hám danh?

Việc rà soát lại sự công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 đã xong bước đầu và theo thông ...

ra soat gspgs moi chi di duoc nua con duong thuc chat Chỉ phát hiện 1 ứng viên PGS không đạt chuẩn, 93 ứng viên kia ở đâu?

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, có 94 hồ sơ giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cần xác minh thêm sau kết quả rà ...

/ http://baodatviet.vn