Quyết liệt triển khai chặn dịch từ sân bay

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tất cả ca mắc COVID-19 đều liên quan từ nước ngoài vào Việt Nam. Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 ngay từ sân bay đang được cơ các quan chức năng quyết liệt triển khai. Tất cả trường hợp đến từ vùng dịch đều được chuyển đi cách ly tập trung để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

quyet liet trien khai chan dich tu san bay

Sân bay Nội Bài cung cấp suất ăn miễn phí cho khách chờ khai báo y tế.Ảnh: Đ.T

Căng mình dập dịch từ cửa khẩu

Trong khi các cơ quan chức năng trong nước đang nỗ lực kiểm soát các ca bệnh COVID-19 thì các sân bay vẫn phải đối mặt với nguy cơ “nhập khẩu” thêm bệnh nhân từ những quốc gia có dịch. Những ca mắc mới theo các chuyến bay về Việt Nam như 2 chuyến bay mang số hiệu VN0054 từ London (Anh) về Hà Nội ngày 2.3.2020 và ngày 9.3.2020; chuyến bay QR974 từ Doha - Qatar về Thành phố Hồ Chí Minh...

Điều đáng nói, lực lượng kiểm dịch tại cửa khẩu sân bay làm đúng quy trình, từ đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế đến soi hộ chiếu, một số người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao vẫn có thể lọt qua. Theo ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc, thời điểm hiện tại, người nước ngoài đến Việt Nam cũng không nhiều, chủ yếu là công dân Việt Nam đang làm việc và học tập tại nước ngoài về nước. Việc kiểm tra an ninh tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài luôn được siết chặt. Các lực lượng làm việc tại sân bay tập trung hết sức kiểm tra sức khoẻ cho hành khách đảm bảo tuyệt đối an toàn, 100% hành khách từ nước ngoài về phải khai báo.

Nhưng việc khai báo cần trung thực, người dân cần nâng cao ý thức để bảo vệ gia đình, cộng đồng và chính bản thân mình, không để xảy ra những trường hợp đáng tiếc như trường hợp bệnh nhân N.T.H.N (ca mắc virus SARS-CoV-2 thứ 17) khai báo gian dối nên “lọt chốt” kiểm tra. Hay trường hợp nữ tiếp viên Vietnam Airlines xét nghiệm tới 4 lần mới phát hiện ra dương tính, trong vòng hơn 10 ngày đã tiếp xúc với nhiều người. Hay bệnh nhân “siêu lây nhiễm” số 34 cũng tiếp xúc và lây bệnh cho nhiều người vì không biết mình đã mắc bệnh…

Để khắc phục “lỗ hổng” này, Việt Nam đã áp dụng thêm yêu cầu cách ly bắt buộc với những người về từ các quốc gia Châu Âu từ ngày 15.3. Tuy nhiên, với diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao vẫn đang theo dõi diễn biến tình hình dịch trên thế giới để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tiếp tục cập nhật danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19.

Cơ trưởng A350 Phạm Thanh Sơn cho hay, mỗi một chuyến bay đi vào vùng dịch (Châu Âu), phi công phải mặc đồng phục cả chuyến bay (chặng đi một bộ, chặng về một bộ), cùng với đó cách ly hoàn toàn với tổ tiếp viên, thông thoại qua Interphone. Khi về đến sân bay sau khi khai báo vào phiếu, kiểm tra thân nhiệt và lấy đờm xét nghiệm thì đi vào khu chờ. Sau 24 giờ, khi có kết quả xét nghiệm, nếu không có vấn đề gì phi công mới về gia đình.

Khách về từ vùng dịch bắt buộc phải cách ly

Ông Trần Hoài Phương nói rằng, những ngày gần đây, lượng học sinh, sinh viên, người lao động… từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch, đặc biệt là từ Châu Âu, đổ về Việt Nam tăng cao. Trong khi, việc kiểm tra y tế mỗi hành khách mất từ 3-5 phút nên vào thời điểm nhiều chuyến xuống cùng lúc, hành khách bắt buộc phải xếp hàng chờ.

Được biết, để kiểm soát dịch COVID-19, ngày 16.3, các thành viên Ban chỉ đạo cũng đã cân nhắc đến việc có nên tổ chức cách ly tập trung những người đến từ Châu Âu hay không. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), từ ngày 14.3, tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam đến từ vùng dịch được tiến hành cách ly ngay tại cửa khẩu, bao gồm cả hành khách Việt Nam.

Hiện nay, việc khai báo y tế đã triển khai bắt buộc với tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam. Tất cả hành khách nhập cảnh từ Châu Âu vào Việt Nam sẽ tiến hành đo thân nhiệt, lấy mẫu xét nghiệm... và cách ly tập trung. Việc kiểm tra sàng lọc về y tế, quyết định các trường hợp cần cách ly tập trung tại bệnh viện hoặc các cơ sở cách ly sẽ được CDC Hà Nội thực hiện. Tại sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng hàng không khác, việc kiểm soát dịch bệnh cũng tuân thủ chặt chẽ theo quy trình trên.

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh từ sân bay, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thông báo kịp thời số lượng chuyến bay, số lượng cũng như thông tin hành khách, thời gian dự kiến hạ cánh, địa điểm hạ cánh các chuyến bay về từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 cho các bộ có liên quan và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành để thực hiện việc tiếp nhận và tổ chức cách ly theo quy định.

Theo quy định về Luật về sức khỏe cộng đồng, Luật Y tế của các nước khác trên thế giới cũng cho phép phạt người chống đối yêu cầu cách ly. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 173/QĐ-TTg để công bố dịch. Bộ Y tế cũng đã bổ sung bệnh COVID-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Vì vậy, các hành vi trốn khai báo hoặc trốn cách ly… gây lây truyền bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo điều 240 Bộ luật Hình sự 2015. Đặng Tiến

quyet liet trien khai chan dich tu san bay Công an Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Công an Hà Nội họp sơ kết tháng 2-2020, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là chống dịch bệnh Covid-19.

quyet liet trien khai chan dich tu san bay Hà Nội quyết liệt chống dịch covid-19, tuyệt đối không lơ là, chủ quan

Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Y tế cũng cần nghiên cứu cụ thể: một ca cách ly cần bao y tá, bác sỹ, ...

quyet liet trien khai chan dich tu san bay Thủ tướng biểu dương cả hệ thống vào cuộc quyết liệt, chống dịch hiệu quả

Là nước có nguy cơ bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV hay còn gọi là COVID-19) rất ...

/ laodong.vn