Bà con biết hết ai làm được việc có ích cho dân, cho nước, dù không nói thì người ta cũng biết, không lừa được dân điều gì cả. Anh em chúng tôi ở đây tất nhiên là cũng có người này, người khác. Chuyện lợi dụng nghề để kiếm chác bên ngoài, nhận quà biếu, ai có tiền thì khám nhanh, cho thuốc tốt, ai không có thì làm ăn tắc trách là có.
Quỷ ám (Kỳ 95)
Cứ nghe thiên hạ đồn thì có mà chết. Ở đất nước mình tin thật thì chẳng ai nghe, chỉ thích nghe tin đồn. Khối ... |
Quỷ ám (Kỳ 94)
Trong quy hoạch của tỉnh thì đó là khu dự trữ sinh thái, có khả năng là mở đường vành đai 3 đi qua nên ... |
Lúc này, Lâm vẫn đang ngủ ở nhà Kim Oanh.
Gọi một số máy thấy tắt, Kim Oanh lại gọi số khác dành riêng cho Kim Oanh.
Lâm vẫn đang ngái ngủ, càu nhàu:
- Trời ạ. Mệt thí mồ. Đang ngủ ngon.
Kim Oanh:
- Dậy đi thôi ông tướng. Ông già anh mới tới đây tìm anh.
Lâm tỉnh ngủ ngay:
- Ông ấy nói sao?
Kim Oanh:
- Ông ấy nói rằng má bị tai nạn như thế mà không thấy mặt anh đâu. Thôi. Dậy đi, rồi lên thăm bà ấy đi. Không thì nhức đầu lắm. Tôi sợ cha con mấy người quá.
Lâm:
- Được rồi. Lâm đi thăm má đây.
Lâm vùng dậy đánh răng, rửa mắt, thay đồ, nhét vào cặp một ít tiền, rồi phóng xe về huyện.
***
Bảy Liêm đang tiêm thuốc thì Lâm bước vào, rồi sà đến bên:
- Má. Má đừng giận con nghen. Con biết tin má nhưng con đang đi xa nên không về kịp. Con cũng lu bu công việc quá nên không gọi điện hỏi. Cái Liên cũng tệ cơ. Nó gọi cho con đúng một lần, rồi không gọi nữa.
Bảy Liêm nhìn con trai xót xa:
- Con bận quá à? Má cũng khỏe rồi.
Lâm hỏi:
- Má ở đây một mình ạ? Liên đâu?
Bảy Liêm:
- Nó phải về đi học. Tối nó lại vào với má.
Lâm ngạc nhiên:
- Nó đang học ngoài Hà Nội mà? Nó bỏ học à?
Bảy Liêm:
- Nó xin chuyển về trong này. Má cũng nhờ người giúp. Con bé bướng quá, ngày xưa nói về Sài Gòn học cũng được, mà chẳng hiểu ai xúi khiến thế nào, nó cứ thích ra Học viện ngoài Hà Nội. Dạo này công việc của con thế nào?
Lâm:
- Cũng tốt, má ạ.
Bảy Liêm:
- Con có còn sang Campuchia đến casino của thằng Nốp, thằng Sang nữa không?
Lâm lắc đầu:
- Con không sang nữa. Lâu rồi con có sang chơi nữa đâu.
Bảy Liêm mỉm cười:
- Có thiệt không con?
Lâm nói chắc chắn:
- Con nói thật. Má hỏi công an xem. Má ở đây thì chỉ lệnh một câu thôi là công an biết ngay con có qua biên giới chơi không? Qua biên giới thì phải nộp chứng minh thư. Họ vào sổ theo dõi mà.
Bảy Liêm bật cười:
- Con ơi, con nói với má cứ như nói với trẻ con ấy. Má là Trưởng công an huyện. Má biết rất rõ những trò bọn con sang bên kia chơi. Làm gì có đứa nào dùng chứng minh thư thật đâu, chỉ dùng chứng minh thư giả, hoặc đi theo đường tiểu ngạch.
Rồi Bảy Liêm nắm tay con trai, nói giọng buồn buồn:
- Con ạ, năm nay con 25, 26 rồi. Còn bé bỏng gì nữa đâu. Má thấy con làm ăn, sinh hoạt thế này, má buồn lắm. Con phải tu tỉnh đi.
Lâm:
- Má đừng buồn nữa. Con biết lỗi rồi. Con hứa với má, từ nay con sẽ không sang bên kia chơi bạc nữa. Con sẽ tu tỉnh làm ăn.
Bảy Liêm:
- Trong quản lý kinh tế, má biết con không làm được. Con tiêu tiền theo kiểu "bán trời không văn tự". Người ta kiếm được 10 đồng thì chắt bóp, chỉ tiêu 4,5 đồng thôi, còn để lại để phòng lúc khó khăn. Nói theo kiểu kinh tế thì có được đồng lãi, cũng phải biết giữ gìn để tái đầu tư, tái sản xuất. Có đồng nào, tiêu đồng ấy, thậm chí làm được một, tiêu hai thì làm sao mà khá được. Các cụ xưa đã có câu: "Tiểu phú do cần, đại phú do thiên". Muốn no đủ thì phải chịu khó, cần cù làm ăn, còn muốn giàu có thì phải nhờ giời. Sao cha con giống nhau quá! Ba con cũng thế. Tiền ở trong túi cứ như có chân, chỉ chực bò ra.
Lâm bật cười:
- Con chẳng giống ba thì giống hàng xóm à?
Bảy Liêm nghiêm nét mặt:
- Má nói thế để con biết mà giữ gìn. Nội trước khi mất chỉ lo cho mỗi con thôi.
Lâm ngồi chơi một lát thì Giám đốc bệnh viện vào.
Nhìn thấy Lâm, Giám đốc bệnh viện nói:
- Hôm nay mới thấy cậu Lâm tới thăm má.
Lâm:
- Dạ. Cháu bận quá, cứ phải đi suốt. Cháu cảm ơn các cô chú ở bệnh viện đã lo cho mẹ cháu chu đáo. Tình hình mẹ cháu giờ còn gì đáng ngại không ạ?
Giám đốc bệnh viện nói:
- Không có gì nữa. Khoảng chục ngày nữa là ra viện được. Nhưng đi lại thì vẫn phải giữ gìn.
Giám đốc bệnh viện quay qua nói với Bảy Liêm:
- Chị Bảy ạ, thú thật với chị là từ hôm chị vào viện đến giờ, tôi càng thấy cảm phục chị vô cùng. Khi chị mới về, nói thiệt là chúng tôi không tin rằng chị là người phụ nữ chân yếu tay mềm lại có thể xoay chuyển được tình hình trật tự trị an ở huyện này. Nhưng bây giờ, ở đâu cũng khen chị, ca ngợi chị. Từ hôm chị ốm, cứ nhìn cảnh bà con chầu chực xin vào thăm chị mà chúng tôi rất xúc động. Sáng nay họp giao ban, tôi đã nói với anh chị em trong bệnh viện là cứ trông gương chị Bảy ấy. Bà con biết hết ai làm được việc có ích cho dân, cho nước, dù không nói thì người ta cũng biết, không lừa được dân điều gì cả. Anh em chúng tôi ở đây tất nhiên là cũng có người này, người khác. Chuyện lợi dụng nghề để kiếm chác bên ngoài, nhận quà biếu, ai có tiền thì khám nhanh, cho thuốc tốt, ai không có thì làm ăn tắc trách là có. Tôi nói anh chị em học gương chị Bảy, đừng làm gì để dân coi khinh.
Bảy Liêm:
- Thôi mà anh, nói chuyện ấy làm gì. Tôi rất cảm ơn các anh. Từ hôm tôi vào đây, các anh lo cho chu đáo quá.
Giám đốc bệnh viện cười:
- Hôm qua, Giám đốc Sở Y tế xuống thăm, nhưng chị đang ngủ, anh ấy không cho chúng tôi đánh thức. Anh ấy cũng nói với chúng tôi rằng riêng chuyện chị bị như vậy mà để chị ở lại đây chữa, không đưa lên tuyến trên là đã rất biểu dương. Từ trước đến nay, ở cấp huyện cứ thấy ca nào khó là đùn đẩy lên trên.
Lâm ngồi chơi thêm một lát, rồi mở cặp, lấy ra một tập tiền:
- Má, con để tiền đây để má chi tiêu thêm.
Bảy Liêm:
- Con cầm về đi, má không cần gì đâu. Má có tiêu chuẩn sĩ quan công an rồi. Ở đây bệnh viện lo cho đầy đủ lắm, có tiêu gì đến tiền đâu.
Lâm:
- Má cầm cho con vui đi.
Bảy Liêm nhìn con trai:
- Rồi. Má nhận.Nhưng con bỏ vào phong bì hộ má. Con dán lại, ghi ở ngoài là tiền của má, bao giờ má cần thì anh phải đưa lại cho má.
Lâm mỉm cười sung sướng:
- Dạ. Con xin chấp hành mệnh lệnh của Trưởng công an huyện.
(Xem tiếp kỳ sau)