Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc là lừa dối

Có nhiều doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, “mượn” danh bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín để cố tình lừa dối người tiêu dùng... Các thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội, cụ thể là facebook hiện nay rất khó kiểm soát. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã làm việc với cơ quan chức năng và cả facebook để phối hợp giải quyết tình trạng này.

Từ đầu năm 2000 thực phẩm chức năng bắt đầu xuất hiện. Chỉ sau gần 20 năm, hiện nay đã có gần 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, với hơn 70% các sản phẩm thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường Việt Nam là do các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trong nước sản xuất, còn hơn 20% là thực phẩm chức năng nhập khẩu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất khẩu thực phẩm chức năng ra nước ngoài.

Thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bùng nổ bên cạnh việc người tiêu dùng được hưởng lợi cũng bộc lộ những hạn chế. Thời gian gần đây, việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh đang diễn ra.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) bức xúc: Việc lừa dối quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng lừa dối, kể cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

"Đây là nỗi bức xúc không chỉ của cơ quan quản lý mà của rất nhiều người tiêu dùng", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong cho hay.

Ví dụ, những bệnh nhân mắc bệnh nan y nếu phát hiện sớm, phẫu thuật hoặc xạ trị thì có thể khỏi bệnh. Hoặc chí ít cũng kéo dài cuộc sống. Nhưng vì tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng có thể chữa được bệnh nên không đến bệnh viện, không chữa trị theo phác đồ Bộ Y tế hướng dẫn.

Khi dùng thực phẩm chức năng không khỏi, khi quay lại bệnh viện thì đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn muộn, can thiệp cũng không còn hiệu quả cao.

Đối với các báo chính thống, việc thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng là rất nghiêm túc. Vì theo quy định của pháp luật, người có sản phẩm quảng cáo, người phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được cơ quan chức năng thẩm định nội dung, và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định.

Tuy nhiên, hiện nay một số trang mạng xã hội, trang website về quản lý còn rất khó khăn, không phụ thuộc vào riêng Bộ Y tế. "Chúng tôi đang tích cực phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng khác để xử lý tình trạng này", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong nói.

Trong lúc các cơ quan chức năng đang phối hợp để xử lý người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo cố hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan y tế, của các y bác sĩ; không sử dụng các sản phẩm quảng cáo chữa dứt điểm bệnh... Đây là những quảng cáo sai sự thật.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong cũng khẳng định: Thực phẩm chức năng là những sản phẩm hỗ trợ chức năng, các bộ phận cơ thể của con người có thể có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật và các hoạt chất sinh học khác có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

quang cao thuc pham chuc nang co tac dung nhu thuoc la lua doi
Bộ Y tế cũng có văn bản gửi Bộ Thông tin Truyền thông là đơn vị quản lý các trang website điện tử, thông báo rõ địa chỉ vi phạm, nội dung vi phạm để xử lý theo thẩm quyền. Ảnh: VN

Thực phẩm chức năng vào Việt Nam bắt đầu từ khoảng năm 2000, lúc đầu chủ yếu là một số sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta có lợi thế rất lớn, đó là kinh nghiệm sử dụng thuốc đông y, sử dụng dược liệu để hỗ trợ điều trị hoặc nâng cao sức đề kháng. Chúng ta có nguồn dược liệu phong phú làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Từ đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư những nhà máy hiện đại để cho ra đời những sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng cao, công dụng tốt, nhiều doanh nghiệp đã có những sản phẩm sản xuất trong nước xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận nên cố tình đưa ra thị trường những sản phẩm không như đăng kí với cơ quan quản lý, quảng cáo sai sự thật… dẫn đến tình trạng người tiêu dùng hoài nghi về công dụng thực phẩm chức năng.

Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15, theo đó tất cả cơ sở sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đều phải sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. Đây là quy định rất chặt chẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm từ nhà máy. Đồng thời, cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý chặt chẽ hơn nội dung quảng cáo, tiến tới ngăn chặn tình trạng quảng cáo sai sự thật, hỗ trợ cho thị trường thực phẩm chức năng phát triển đúng hướng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

quang cao thuc pham chuc nang co tac dung nhu thuoc la lua doi Một cộng đồng khởi nghiệp lọc lừa, không từ thủ đoạn nào
quang cao thuc pham chuc nang co tac dung nhu thuoc la lua doi Giăng bẫy lừa, dụ người trẻ khởi nghiệp bằng "thần dược"
quang cao thuc pham chuc nang co tac dung nhu thuoc la lua doi Rao bán thực phẩm tràn lan trên mạng xã hội: Bộ Y tế làm việc với Facebook để siết chặt

/ laodong.vn