Tin chị S. đi tu như sét đánh ngang tai tôi. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Có cái gì tưng tức trong lồng ngực như thể ai đó vừa ức hiếp tôi; vừa cướp đi của tôi một thứ gì đó rất quý giá. Không hiểu sao, tôi nghĩ phải có uẩn khúc gì đó, chị S. mới đi tu một cách bất ngờ như thế.
Đức Bồ-tát Quan Thế Âm: thường lắng nghe, thường cứu khổ |
Mới vài tuần trước đây thôi, chị còn rủ chị Ba tôi đi hội chợ bán đồ nữ trang. Những thứ mà tôi không có hứng thú, và đã âm thầm gán cho chị một cái nhãn: ham mê vật chất. Trong thâm tâm, tôi coi như mình ‘siêu’ hơn chị một bậc vì không còn để những thứ vật chất tầm thường đó ảnh hưởng tới mình. Vậy mà giờ chị dứt khoát đi tu, trong khi tôi còn ngụp lặn trong những buồn vui thế tục.
Chị S. với tôi có mối duyên kỳ lạ. Chị ở Huế vào Sài Gòn làm việc, tôi ở Đồng Nai lên Sài Gòn trọ học. Vô tình mà chúng tôi cùng trọ ở một nhà. Nhà đó giàu, có cô con gái học trường Tây hách dịch, coi mấy người ở trọ không có ký lô nào, nên không ai ưa. Hai chị em tụi này cũng thế. Có dịp là đem chuyện xấu của nhà đó ra cười chơi, coi đó là một trò giải trí hấp dẫn. Mà cũng qua đó, hai chị em trở nên thân nhau, dầu hai người tánh tình khá khác nhau. Chị trầm tĩnh, ‘khó tính’ đúng y kiểu Huế, còn tôi bỗ bã, nóng nảy cũng đúng dân miệt vườn. Sau đó, cứ tôi dọn chỗ nào, chị cũng dọn theo chỗ đó, cho đến 1969 khi tôi qua Mỹ thì chị em bặt tin nhau. Mãi đến sau 1975 mới hội ngộ. Chị S. lại dọn về ở gần với chúng tôi. Nhưng giờ chị thân với chị Ba tôi hơn, vì chị Ba tôi tánh dễ dãi, hay chìu bạn, chứ không ‘hắc ám’ như tôi...
Sau thông tin chị S. đi tu, chúng tôi không được gặp chị nữa. Đến khi gặp lại thì chị đã đầu tròn, áo vuông, đã có nơi tu hành khang trang, lại còn dẫn dắt nhiều người Phật tử ở gần đó ngồi thiền. Tôi là một trong số đó. Ngồi phía dưới, nhìn lên thấy ‘chị’ niệm hương, nghe ‘chị’ trì tụng, hướng dẫn cách ngồi thiền, tôi ngẩn ngơ cả người. Chị S. ‘ham vui’ đã biến mất, giờ là Sư cô T.D nghiêm trang, oai nghi đến không ngờ. Tôi tự hỏi điều gì đã có thể biến đổi con người nhanh như vậy? Nếu không phải là đã có điều kỳ diệu gì xảy ra? Nếu không phải là đã có sự hộ trì của chư Thiên?
Rồi tôi cũng được biết câu chuyện bí mật theo lời kể của chị. Chị làm ca đêm ở ngân hàng trong sân bay. Mỗi khi về đến nhà cũng đã 1, 2 giờ sáng. Một lần khi chị vừa vào nhà, thì từ trong bóng tối một người vụt ra, dùng tay bịt miệng, vật chị xuống nhà, rồi nằm lên người. Chị cố bình tĩnh, mở mắt ra nhìn, đó là một gã da đen to lớn, khuôn mặt hung dữ. Ánh nhìn của hắn làm chị rùng mình. Chị bất giác kêu lên trong thâm tâm, “Phật Bà hãy cứu con! Hãy cứu con, con nguyện xuất gia, con nguyện đi tu!”. Nước mắt chị trào ra, kể như mình sắp chết, bỗng gã đàn ông ngồi vụt dậy, phóng nhanh ra cửa sổ, như thể có ai thúc giục, kêu gọi ngoài kia. Chị đã khóc suốt đêm, tưởng chừng mình vừa từ cõi chết trở về. Khóc đến hết nước mắt, thì quyết tâm đi tu của chị lại tràn đầy. Thế là chị thu xếp hết mọi thứ, về Việt Nam, xin xuất gia với Sư ông Thường Chiếu.
Chị S. đã chọn đúng con đường. Cuộc sống của chị từ đó, nhờ nương theo Phật pháp mà trở nên có ý nghĩa vô cùng. Thay vì chỉ biết ngồi đếm tiền cho người, sống thui thủi một mình cho đến ngày giã từ trần thế, cuộc đời chị trở nên đầy ý nghĩa của một người tu chân chánh. Sau khi về Việt Nam tu một thời gian, chị qua Ấn Độ tu học, rồi ra đi từ nơi đất Phật.
Cô T.D đã ra đi nhiều năm rồi. Nhưng câu chuyện của cô vẫn như in trong tâm trí tôi. Vẫn để lại cho tôi nhiều bài học về sự quyết tâm mãnh liệt của một người có chí nguyện cao cả. Mong là cô sẽ tái sinh lại nơi đất Phật, ở trong nhà Phật, làm người con xứng đáng của Như Lai.
Không tin Tăng có thất kính với Tam bảo?
HỎI:Tôi có người bạn rất kính tin Phật, làm nhiều việc thiện nhưng lại không kính tin chư Tăng, thậm chí còn nói một số ... |
Buồn chi mà ba bốn bữa...
Buồn vui là biểu hiện bình thường của con người. Nhưng, là Phật tử, học Phật, ta phải thực tập để chuyển hóa buồn vui ... |
http://giacngo.vn/tuvantamlinh/2017/10/19/56E6D0/