PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất dùng lu chống ngập ở TP.HCM: 'Tại sao lại chỉ trích, thoá mạ, đe doạ tôi?'

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết đề xuất dùng lu chống ngập là kinh nghiệm của nhiều nước, bà rất buồn khi bị dư luận chỉ trích, thóa mạ, đe dọa.

Trong phiên họp HĐND TP.HCM chiều 12/7, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM đề xuất sáng kiến “dùng lu chống ngập”.

Đề xuất này ngay lập tức gây xôn xao dư luận, nhiều người cho rằng đây là giải pháp hài hước, không thực tiễn, thiếu hiệu quả và có thể gây bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Sáng 13/7, trả lời VTC News về giải pháp "dùng lu chống ngập", PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết đây là giải pháp bà rất tâm huyết, nghiên cứu kĩ lưỡng nên mới đề xuất. Tuy nhiên do thời gian trên nghị trường quá ngắn nên bà không thể diễn giải hết được ý kiến khiến dư luận hiểu nhầm.

pgsts phan thi hong xuan de xuat dung lu chong ngap o tphcm tai sao lai chi trich thoa ma de doa toi

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân. (Ảnh: Tự Trung)

“Nếu không tâm huyết, không trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì tôi đã không đề xuất giải pháp này. Tại sao lại chỉ trích, thoá mạ, đe doạ tôi khi tôi đưa ra giải pháp.

Từ tối qua đến giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin. Trong đó có nhiều người hiểu vấn đề đã động viên, chia sẻ với tôi về giải pháp này. Tuy nhiên đa phần có những lời lẽ thoá mạ, xúc phạm, đe doạ khiến tôi rất sốc.

Nếu không tâm huyết, không trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì tôi đã không đề xuất giải pháp này.

Bà Phan Thị Hồng Xuân

Tôi hy vọng luật an ninh mạng sẽ sớm được triển khai để xử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn xây dựng thành phố, đất nước”, bà Xuân nói.

Lý giải về giải về đề xuất “dùng lu chống ngập”, bà Xuân cho rằng đây là giải pháp tạm thời trong việc tránh ngập do nước mưa gây ra. Đây là giải pháp, kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và châu Á áp dụng, đồng thời là tri thức bản địa ở vùng nông thôn Việt Nam.

"Trong điều kiện ngân sách thành phố còn eo hẹp, thay vì xây một hồ chứa nước lớn tốn nhiều tiền, chúng ta có thể trang bị cho người dân khu vực ngập nước mỗi nhà 1- 2 cái lu.

Giải pháp này cũng được các chuyên gia JICA (Nhật Bản) nêu ra trong chương trình lắng nghe trao đổi về chống ngập vừa qua chứ không phải tự tôi suy diễn ra. Giải pháp này không chỉ chống ngập mà còn giúp tiết kiệm nước sạch”, PGS.TS Hồng Xuân lý giải.

Về ý kiến dư luận cho rằng giải pháp này có thể gây dịch sốt xuất huyết ở thành phố, bà Xuân khẳng định đây chỉ giải pháp tạm thời, sau khi kết thúc mưa, người dân xử lý nước đó, không để trong lu nên sẽ không gây dịch bệnh.

Tại phiên thảo luận về chống ngập tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa IX, chiều 12/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho rằng, nếu thử nhìn ở góc độ khoa học xã hội và nhân văn, có thể tìm ra sáng kiến chống ngập đơn giản, thay vì chờ các giải pháp chống ngập hiện nay.

Bà nói: “Mỗi nhà ở nông thôn, trước sân có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu nước to để hứng nước mưa”.

Sau ý kiến của đại biểu này, hội trường vang lên nhiều tiếng xôn xao.

Dù vậy, sau đó, khi phát biểu về công tác chống ngập của TP.HCM trong thời gian qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng không đả động gì đến sáng kiến này.

pgsts phan thi hong xuan de xuat dung lu chong ngap o tphcm tai sao lai chi trich thoa ma de doa toi PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất mỗi nhà trang bị một lu nước để chống ngập

Trong khi chờ giải pháp chống ngập hoành tráng, nên chăng trang bị mỗi nhà một lu nước để hứng nước mưa, chống ngập?

pgsts phan thi hong xuan de xuat dung lu chong ngap o tphcm tai sao lai chi trich thoa ma de doa toi Thiếu tiền, dự án chống ngập ở TP.HCM ‘vẫn nằm trên giấy’

Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có hơn 100 hồ điều tiết để chống ngập cục bộ cho nhiều tuyến đường, song các dự án này ...

/ https://vtc.vn