PGS. TS Ngô Văn Giá bày tỏ sự bất ngờ với việc ĐBQH không thông qua quy định đã uống rượu bia thì không lái xe.
Chiều 3/6, các đại biểu Quốc hội đã phải biểu quyết hai lần về quy định “cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn”, nhưng cả hai lần số phiếu đều không quá 50%. Kết quả này nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ công luận.
PGS. TS Ngô Văn Giá.
PGS. TS Ngô Văn Giá cho biết: "Kết quả này gây ra nỗi bất ngờ, thậm chí thất vọng cho nhiều người dân, đặc biệt là sau những tai nạn kinh hoàng về giao thông vừa qua. Những vụ tai nạn gần như là nỗi thức tỉnh của dân chúng và người dân đang rất chờ đợi được thông qua việc này. Nhiều ý kiến khác nhau đang được thấy rõ trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội".
PGS. TS Ngô Văn Giá cho rằng trong rất nhiều phản biện ông thấy được thì có hai phản biện nổi bật như sau:
"Việc xử phạt người uống rượu bia khi tham gia giao thông đã có quy định ở bên công an rồi, tại sao Quốc hội lại phải thông qua? Phải chăng không thông qua thì sợ lại tạo điều kiện cho cảnh sát giao thông lạm quyền? Một số ý kiến khác thì cho rằng điều đó ảnh hưởng đến nhà sản xuất. Tóm lại, với phản biện nào thì kết quả này cũng gây ra sự bất ngờ".
Trên trang cá nhân, PGS. TS Văn Giá đưa ra một bảng hỏi: "Tại sao các đại biểu Quốc hội không thông qua luật cấm uống rượu bia khi lái xe: Do nhận thức về tác hại của rượu bia? Do nghĩ rằng đây không phải là việc của tôi? Do nghĩ rằng chắc người khác bỏ phiếu rồi, mình không bỏ thì vẫn cứ thông qua, nên không bỏ? Do chính họ (hoặc lái xe riêng của họ/vợ chồng, con cháu họ...) cũng uống rượu bia khi lái xe, nên cần bảo vệ quyền lợi cho... người tiêu dùng?...".
Các câu hỏi này đã nhận được nhiều sự đồng tình trên trang cá nhân.
Sao lại để hãng bia Heineken tài trợ chương trình "Đã uống rượu bia không lái xe"?
Việc UBATGTQG nhận tài trợ 15 tỷ đồng từ Henneken tổ chức sự kiện “Đã uống rượu, bia – không lái xe” khiến dư luận ... |