Chủ tịch Hà Nội khẳng định, nếu giao thông công cộng phát triển tốt lên, Hà Nội có thể cấm xe máy trước năm 2030.
Sáng 11/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có cuộc đối thoại với công nhân lao động trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc đối thoại, ông Chung cho biết thành phố đang quyết tâm thực hiện đề án chống ùn tắc giao thông và sẽ dừng hoạt động xe máy ở quận nội thành vào năm 2030 theo nghị quyết được thông qua giữa năm 2017.
Ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, nếu giao thông công cộng phát triển tốt lên, Hà Nội có thể cấm xe máy trước năm 2030.
Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố sẽ tập trung phát triển các loại ôtô công cộng từ 16 đến 24 chỗ với lộ trình chạy nối các khu công nghiệp, khu đông dân cư.
Ông Chung cũng đề nghị công nhân lao động nên tăng cường thói quen đi bộ, chuyển đổi sang đi xe đạp để thân thiện với môi trường hơn.
Trước đó, liên quan đến đề án hạn chế, tiến tới cấm xe máy vào năm 2030, tại Hội nghị thông tin báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 19/3, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, từ năm 2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 16 về đề xuất các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông, trong đó có cả các quy định về hạn chế lưu thông của ô tô trên một số tuyến đường.
Theo Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội, các đề án của Hà Nội về hạn chế, tiến tới dừng đăng ký mới, cấm xe máy đều dựa trên các Nghị quyết của Chính phủ và được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ càng.
"Tình hình ùn tắc giao thông nghiêm trọng như một thảm họa, thấy thảm họa mà không làm gì thì thấy có lỗi với nhân dân. Đề án về quản lý phương tiện cá nhân thì bao gồm tất cả phương tiện. Xe máy chỉ là một trong những phương tiện sẽ bị hạn chế trong nội đô" - ông Viện nói.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc thực hiện đề án hạn chế phương tiện cá nhân sẽ được thực hiện đúng pháp luật và không có lợi ích riêng hay lợi ích cá nhân trong đó. Mục đích của những việc xây dựng giao thông đô thị văn minh, hiện đại đều vì lợi ích chung của toàn xã hội, của người dân.
"Thời gian qua, nhiều người dân đang hiểu nhầm về đề án hạn chế phương tiện cá nhân của thành phố. Thực tế, đến năm 2019, 2020 thành phố mới bắt đầu nghiên cứu xây dựng lộ trình cấm xe máy cho năm 2030 chứ không phải ngay lập tức cấm ngay xe máy.
Tất cả là ý tưởng đưa ra để nghiên cứu, xem xét, nếu phù hợp mới áp dụng. Hiện các ban ngành đang nghiên cứu, khuyến khích kiến nghị coi quản lý xe đạp điện giống như xe máy" - ông Viện cho hay.
Đề nghị cấm xe máy: Giá xe các hãng giảm sâu, doanh số giảm mạnh
Quý I/2019, giá bán xe máy giảm nhưng không “cứu nổi” doanh số, đầu tháng 4, giá xe máy của hãng Honda đã có dấu ... |
Chủ tịch Hà Nội: Cấm xe máy là ý kiến cá nhân của Giám đốc Sở GTVT
Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết thành phố chưa có quyết định chính thức về việc cấm xe máy vào nội đô. Theo đó, ... |
'Nói cấm xe máy mà không cấm ôtô dễ dẫn đến tâm lý tiêu cực'
"Nói cấm xe máy để giảm ùn tắc, mà cấm xong vẫn tiếp tục tắc thì rất nguy hiểm. Người dân sẽ lập tức có ... |
Đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội, TP.HCM: Bộ GTVT chính thức lên tiếng
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, muốn đề xuất hạn chế, cấm xe máy hiệu quả phải đồng bộ các giải pháp, đảm bảo nhu ... |