Ở tuổi xế chiều, ông Hoàng Xuân Tốn bị mù cả 2 mắt nhưng hàng ngày vẫn miệt mài tư vấn miễn phí luật cho dân nghèo trên khắp cả nước.
Ở tuổi xế chiều, ông Hoàng Xuân Tốn bị mù cả 2 mắt nhưng hàng ngày vẫn miệt mài tư vấn miễn phí luật cho người dân nghèo trên khắp cả nước.
Trong căn phòng nhỏ ở dãy nhà tập thể xập xệ giữa lòng TP Thanh Hóa, hình ảnh ông Hoàng Xuân Tốn quen thuộc với người dân nơi đây.
Đó là người đàn ông tay luôn xách cặp tài liệu, rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng. Cũng trên chiếc xe máy ấy, thời đôi mắt còn sáng, ông đã đi khắp các tỉnh thành để tư vấn luật miễn phí cho người dân nghèo.
Với cương vị Tổng thư ký Hội Luật gia Liên cơ quan, Ủy viên BCH Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, trong quá trình tác nghiệp, ông luôn chú ý giúp đỡ những người có công với cách mạng vì lý do nào đó thất lạc giấy tờ, hồ sơ nên chưa được công nhận, vinh danh.
Ông chia sẻ: 'Sở dĩ tôi đau đáu với vấn đề này, bởi tôi từng là người lính, từng trải qua chiến tranh và may mắn lành lặn, sống sót cho đến ngày hôm nay. Trong khi đó, có biết bao trường hợp đã anh dũng hy sinh vì độc lập của dân tộc nhưng vì những lý do nào đó chưa được ghi nhận. Nhiều người trong số họ không biết bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những giấy tờ gì. Mình có kiến thức về pháp luật thì tại sao không giúp họ?'.
Bà Bính luôn đồng hành cùng ông trong quá trình tư vấn luật miễn phí. |
Cho đến thời điểm này, ông không nhớ nổi mình đã giúp đỡ cho bao nhiêu trường hợp. Ông chỉ biết rằng đã nhận hàng nghìn cuộc điện thoại, lá thư cám ơn. 'Đối với người nghèo, tôi làm tất cả những điều ấy trên tinh thần giúp đỡ, không lấy một chút thù lao nào', ông Tốn nói.
Chia sẻ về cuộc đời mình, ông bảo, ông sinh năm 1942 tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An trong một gia đình nghèo khó, có truyền thống cách mạng. Ông cũng là một con người ham học từ nhỏ.
Lớn lên, ông trải qua nhiều công việc rồi bén duyên lại ở đất Thanh Hóa. Rồi lần lượt ông theo học các lớp Đại học Tổng hợp, khoa Văn; bằng Đại học Thương mại và gần đây nhất là Đại học Luật Hà Nội khi ông đã xấp xỉ 60 tuổi.
Việc đi lại của ông phải nhờ đến người vợ giúp đỡ. |
Tốt nghiệp Đại học Luật, ông tiếp tục học lớp luật sư 6 tháng và trở thành một trong những người đặt viên gạch đầu tiên thành lập Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa.
Gọi cho con xin tiền điện thoại
Thời gian tham gia Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, ông chuyên đi tư vấn miễn phí cho người nghèo, bất kể thời gian nào, ở đâu cần là ông đều xách xe máy đi tới, đến nỗi người đời còn nghĩ ông là 'khùng' là 'dở'. Rồi đến khi thấy được lòng tốt của ông thì lại gọi ông với cái tên trìu mến: 'Người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng'.
'Ban đầu bà nhà tôi cũng nghĩ tôi gàn dở như những người khác. Thấy hoàn cảnh nghèo khó bị bỏ rơi mình giúp đỡ được họ thì vợ tôi tấm tắc ủng hộ.
Con cái ban đầu cũng can ngăn vì lo lắng cho sức khỏe, nhưng tôi quan niệm, còn sức khỏe thì sẽ tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội. Nhất quyết không dựa dẫm vào ai', ông Tốn chia sẻ.
Hơn một năm qua, đôi mắt ông đã mù, nhưng hàng ngày ông vẫn tư vấn luật miễn phí cho người dân.
Một năm trước, khi đôi mắt chưa mù, ông rong ruổi trên chiếc xe máy đi tư vấn luật miễn phí cho dân nghèo. |
Ông bảo, khi đôi mắt còn sáng ông tự soạn nội dung câu hỏi và câu trả lời rồi tư vấn cho người dân.
Giờ mắt mù lòa ông phải nhờ tới thư ký là bà vợ lớn tuổi Phạm Thị Bính của mình soạn văn bản do mình đọc.
'Giờ mắt ông ấy đã không còn nhìn thấy gì, nhưng chỉ cần nghe tiếng tin nhắn của điện thoại là ông ấy lập tức bắt tôi phải đọc ngay, vì rất có thể, đó là câu hỏi của người dân nhờ tư vấn. Đọc mà sai một chữ là ông ấy bắt đọc đi đọc lại bằng đúng thì thôi. Suốt một năm qua làm công việc thư ký cho chồng, tôi cũng quen và vui hơn, bởi như thế là ông vẫn còn sức khỏe để cống hiến.
Hiện hai ông bà sống bằng những đồng lương hưu, ông đi tư vấn luật cho người dân không lấy một đồng tiền công, thậm chí còn phải mang tiền nhà đi làm từ thiện. Thời gian qua, có tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tiền cho ông để hoạt động tư vấn luật miễn phí nhưng ông từ chối, ông ấy nói chỉ thích làm từ cái tâm của mình.
Có những hôm hết tiền điện thoại ông phải gọi cho các con 'cầu cứu' nạp thẻ', bà Phạm Thị Bính chia sẻ.
Lê Dương 13/12/2019 05:00 GMT+
Tình người phía sau những lời bào chữa cho kẻ phạm tội bị xã hội rẻ rúng
Miệt mài học hỏi và tạo uy tín bằng những lần bào chữa miễn phí cho nhiều bị cáo trong các vụ án phức tạp, ... |
"Giằng xé ác liệt" giữa các luật sư trong cuộc chiến luận tội ông Trump
Trong buổi điều trần quan trọng ngày 4/12, các học giả mà phe Dân chủ mời tới chứng thực cho rằng Tổng thống Donald Trump ... |
Hàn Quốc xem xét "đạo luật Sulli"
Sao Hàn 17/10: Ổng khẳng định mục đích của chương trình Đọc bình luận xấu là tốt, nhưng nó lại không hề phù hợp với ... |