Isatu đứng trước gương nhìn hình ảnh phản chiếu của mình, còn chút sưng tấy, không có khối u nữa. Cô mỉm cười rạng rỡ.
Đó là lần thứ ba phẫu thuật và là đầu tiên Isatu nhìn thẳng vào mình vào gương, sau 20 năm mặc cảm bởi khối u trên mặt. Nữ y tá Blaire Scmaleberg ngắm Isatu soi gương, thốt lên: "Cô gái giống như được tái sinh".
Isatu người Sierra Leone, 27 tuổi, năm ngoái đã đi bộ vượt 321 km đến Guinea để được các bác sĩ tổ chức từ thiện Mercy Ships khám khối u. Cô mang khối u ở hàm từ lúc 10 tuổi. U to dần đẩy lưỡi vào cổ họng khiến Isatu luôn cảm thấy khó thở. Bác sĩ xác định bệnh nhân mang khối u dạng Ameloblastoma.
Isatu với khối u trên mặt. |
Bác sĩ Gary Parker, Trưởng khoa phẫu thuật Maxillofacial, cho biết khối u như của Isatu thường lành tính và không gây ung thư. Tuy nhiên cô có thể tử vong do ngạt khi khối u đẩy lưỡi xâm lấn cổ họng.
Do kích thước và vị trí của khối u, Isatu phải trải qua ba cuộc phẫu thuật, thay thế hàm bằng cách ghép từ xương chậu và tái tạo làm mịn da. Ca mổ đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm ngoái để loại bỏ khối u. Ba tháng sau, Isatu tiếp tục được cấy ghép hàm bằng xương lấy từ mào chậu của cô. Đầu năm nay, Isatu được bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ làm mờ vết sẹo.
Khuôn mặt Isatu cùng nụ cười rạng rỡ sau phẫu thuật. |
Ameloblastoma là u hiếm gặp, tỷ lệ 1% các khối u trên miệng, ảnh hưởng đến hàm. Các mô u thường là mô răng mọc ra, làm biến dạng khuôn mặt. Sự tăng trưởng bất thường của khối u cũng có thể ảnh hưởng đến mũi, xoang và hốc mắt. Gần 2% bệnh nhân ameloblastomas có thể tiến triển thành ung thư và lây lan, đặc biệt đến vùng phổi. Nguyên nhân gây Ameloblastoma liên quan đến sự kết hợp các gene di truyền.
Khổng Hồng (Theo Breakingnews)