Hoạt động địa chất của vành đai lửa Thái Bình Dương là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt vụ sóng thần kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Mới đây nhất, sóng thần đã ập vào Eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia khiến hàng trăm người thương vong.
1. Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương (2004)
Ngày 26.12.2004, một trận động đất 9,2 độ Richter xảy ra tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.
2. Động đất sóng thần ở Nhật Bản (2011)
Ngày 11.3.2011, động đất mạnh 9 độ gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Trong vòng một giờ động đất và dư chấn đã xảy ra, các thị trấn dọc bờ biển Nhật Bản đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4 - 5m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40m.
Nhật Bản xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá. Thảm họa đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động.
3. Động đất sóng thần ở Philippines (1976)
Một trận động đất mạnh 8 độ Richter đã xảy ra ngày 16.8.1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Philippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn cao đến 5m đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa.
4. Động đất sóng thần ở Chile (1960)
Ngày 22.5.1960, cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ xuất hiện tại thành phố Valpia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia. Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Hơn 2 triệu người mất nhà cửa.
5. Động đất sóng thần ở Papua New Guinea (1998)
Ngày 17.7.1998: Động đất mạnh 7,1 độ gây sóng thần lớn cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.
6. Động đất sóng thần ở Trung Sulawesi Indonesia (9.2018)
Ngày 28.9.2018 Tại thành phố Donggala và Palu, trên đảo Trung Sulawesi của Indonesia liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ và 7,5 độ làm rung chuyển cả khu vực. Toàn bộ vịnh đã bị tấn công bởi sóng thần với chiều cao 2,2 - 6m và vào sâu khoảng 500m tính từ bờ biển. Thảm họa này đã cướp đi sinh mạng của 2.073 người, làm 10.679 người bị thương và 680 nạn nhân mất tích.
8. Động đất sóng thần ở eo biển Sunda Indonesia (12.2018)
Tối 22.12, một trận sóng thần đã xảy ra sau hoạt động của núi lửa Anak Krakatau. Trận sóng thần xuất hiện sau khi một mảng rộng 0,64 km2 ở sườn tây nam núi lửa Anak Krakatau đổ sụp xuống biển, gây lở đất dưới biển. Sóng thần kết hợp với triều cường tạo ra những cơn sóng cao 3 mét, tấn công vùng bờ biển phía nam đảo Sumatra và phía tây đảo Java. Thảm họa này khiến ít nhất 373 người đã thiệt mạng, 1.459 người bị thương và 128 người vẫn mất tích. Hiện công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả đang được Indonesia tích cực triển khai.
373 người chết vì sóng thần, Indonesia chạy đua cứu nạn
Hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau trận sóng thần ở eo biển Sunda được đẩy nhanh, trong lúc giới khoa học nỗ lực lý ... |
"Bóng ma" núi lửa gây sóng thần ở Indonesia
Giới chức Indonesia không kịp đưa ra bất cứ cảnh báo nào về thảm họa hôm 22-12 vì chưa có hệ thống cảnh báo sóng ... |
Sóng thần Indonesia: Cứu hộ gặp khó khăn, số nạn nhân tiếp tục gia tăng
Ít nhất 280 người thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương và hàng chục người mất tích là những con số thiệt hại về ... |
Bữa tiệc âm nhạc biến thành thảm họa bên bờ biển Indonesia
Ban nhạc rock Seveteen chỉ vừa bắt đầu chơi bài thứ hai của đêm tiệc thì sóng thần bất ngờ ập đến, cuốn toàn bộ ... |