Với dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc cần những nguồn cung cấp lương thực tương xứng để đáp ứng nhu cầu.
Dân số Trung Quốc đã tăng lên gần 1,4 tỷ người, và đó là động lực cho ngành chế biến thực phẩm phát triển. Tính đến 2014, lĩnh vực kinh doanh này đạt quy mô doanh thu 2.000 tỷ USD, với 35.000 nhà máy.
Năm 2010, nhà kính được điều khiển bằng máy tính đầu tiên của Trung Quốc đã được xây dựng và đặt tại ngoại ô thành phố Bắc Kinh. Tại đây, ánh sáng nhân tạo được sử dụng để trồng rau diếp.
Hình ảnh các công nhân lột vỏ tôm trong một nhà máy hải sản ở Sơn Đông, Trung Quốc. Chất lượng tôm tại quốc gia này được đánh giá là không nhất quán do việc sử dụng hoá chất trong quá trình nuôi.
Nhu cầu cũng tăng cao với các sản phẩm phụ như dầu ăn. Năm 2011, Trung Quốc nhập khẩu tới 1,35 triệu tấn sản phẩm này.Hình ảnh hàng chục nghìn con cá khô bên ngoài một cơ sở chế biến tại Hàng Châu, Triết Giang.
Hơn 10.000 chiếc vây cá mập trên nóc một cơ sở chế biến tại Hong Kong. Vây cá mập được coi là một trong những món ăn xa xỉ tại Trung Quốc.
Với hơn 13 triệu người Trung Quốc sinh sống tại các khu vực thành thị, nhu cầu về thực phẩm đóng gói đã tăng vọt trong những năm gần đây.
Có hơn 5.500 nhà máy sản xuất rượu, nước giải khát và trà tại Trung Quốc, tính tới năm 2013.
Hình ảnh làm khô hàng trăm khay nhân sâm tại một cơ sở của Trung Quốc.
Tương ớt là một sản phẩm không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Trung Quốc. Tại các trang trại, việc phơi ớt sau khi thu hoạch là một trong những công đoạn chế biến quan trọng.
Có gần 1 tỷ gà mái đẻ trứng tại Trung Quốc, bằng hai phần ba dân số của quốc gia này.
Bánh Trung Thu là một món ăn không thể thiếu trong những dịp quan trọng.
Những công nhân đang làm việc trong một cơ sở sản xuất giấm và nước tương tại Trấn Giang, Giang Tô.
Tuy nhiên, nguồn cung nội địa vẫn là chưa đủ. Trong bối cảnh cả tỷ dân đang giàu lên và muốn ăn uống an toàn, Trung Quốc đã ra sức thâu tóm và đầu tư nông nghiệp khắp thế giới những năm gần đây.