Ấn Độ dường như lo ngại "một thời kỳ Trung Quốc kéo dài" dưới thời ông Tập Cận Bình sẽ khiến cho nước này không thể cạnh tranh nổi vị thế với Bắc Kinh ở châu Á.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước ở Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với thế giới đang phát triển, đặc biệt là đối với Nam Á?
Câu hỏi này đã được các nhà phân tích đặt ra sau khi Quốc hội Trung Quốc vừa nhất trí thông qua sửa đổi Hiến pháp xóa bỏ quy định giới hạn chức danh Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước không quá hai nhiệm kỳ.
Trung Quốc và bước tiến vượt bậc
Sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc kéo dài hàng thập kỷ qua đã là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phát triển ở châu Á.
Một số quốc gia coi Bắc Kinh như một hình mẫu phát triển lý tưởng để đi theo, trong khi nhiều trong số đó coi cường quốc tỷ dân này là một phương án thay thế cho phương Tây về nguồn vốn và đầu tư.
Với quyết định mới nhất của Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đang tràn đầy cơ hội tiếp tục một nhiệm kỳ mới trên cương vị nhà lãnh đạo đất nước, sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2022.
6 năm nắm quyền của ông Tập đã ghi dấu ấn bởi nhiều thành tựu lớn. Bên cạnh những cải cách kinh tế lớn trong nước cùng chiến dịch thanh trừng tham nhũng gây tiếng vang, nhà lãnh đạo 64 tuổi đã từng bước đưa Trung Quốc trở thành thế lực mới trên toàn cầu, vươn tầm vóc ngang hàng với các cường quốc như Mỹ, Nga…
Sự trỗi dậy này cũng khiến chính những người láng giềng lo ngại. Trong đó đặc biệt phải kể đến quốc gia đang cạnh tranh vai trò siêu cường châu Á của Trung Quốc là Ấn Độ.
Những bất đồng chủ quyền vùng biên giới đã khiến cho Bắc Kinh-New Delhi rơi vào một cuộc khủng hoảng căng thẳng vào năm ngoái.
Sự bành trướng của Trung Quốc dọc theo vùng biên giới tranh chấp không còn là điều mới mẻ với Ấn Độ, nhưng động thái gây áp lực mới đây ở Doklam là một lời cảnh tỉnh về sự trỗi dậy tiềm năng của Trung Quốc đủ thách thức vị thế hàng đầu của quốc gia này ở Nam Á.
Giới phân tích dự đoán, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng áp lực dọc theo Đường kiểm soát thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc và bản thân Bhutan sẽ chịu nhiều áp lực để buộc phải mở quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh.
Một cánh cửa mở ra nhiệm kỳ dài hạn cho ông Tập Cận Bình sẽ là điều kiện không thể tốt hơn cho Bắc Kinh đẩy mạnh các bước đi rốt ráo cho sáng kiến Vành đai Con đường, hứa hẹn sẽ mang “cánh tay” ảnh hưởng của Trung Quốc vươn xa hơn nữa trên toàn cầu.
Ấn Độ đặc biệt lo ngại Trung Quốc sẽ không ngần ngại sử dụng công cụ này để có những kế hoạch được cho là can thiệp vào nội bộ nước khác.
Mặc dù Ấn Độ có tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu, nhưng nước này không thể đạt được những kết quả tương tự như những gì mà Trung Quốc đầu tư.
Trong đó Bắc Kinh không chỉ áp dụng thế mạnh về ngoại giao mà còn xây dựng cả một hệ sinh thái có đầy đủ các yếu tố hòa nhập với các quốc gia bản địa, bao gồm giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, tổ chức các hội nghị quốc tế.
Bên cạnh đó là các kênh ngoại giao phi Nhà nước cũng như tăng cường các chuyến thăm của phái đoàn từ các bộ ngành trung ương, chính quyền tỉnh, thành phố và các cơ quan Đảng.
Đây là một trong những lý do khiến Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng hình ảnh thân thiện của mình ở Nam Á và lợi thế này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.
Sau căng thẳng ở Doklam, Ấn Độ đã có sự dè chừng với Trung Quốc. |
Một số báo cáo hồi đầu tháng 2 cho thấy, bộ Ngoại giao Trung Quốc đang trải qua những cuộc cải cách nội bộ quan trọng.
Sáng kiến Vành đai Con đường vẫn được biết đến là kế hoạch quy mô lớn liên quan đến hàng trăm tỷ đô la thương mại và đầu tư. Do vậy, những cải cách này sẽ tối ưu hóa đội ngũ ngoại giao ở nước ngoài, giúp bộ máy vận hành dự án trơn tru hơn.
Trong khi đó, bộ phận đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các công ty Nhà nước có mạng lưới đa dạng trải khắp thế giới.
Tại Nam Á, Trung Quốc có mối quan hệ rộng rãi với tất cả các đảng chính trị trên toàn bộ hệ tư tưởng, tôn giáo, giúp thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc trong mọi trường hợp đảng nào lên nắm quyền.
Những yếu tố này sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở Nam Á, với số lượng nhân lực ngoại giao vốn khá khiêm tốn.
Ấn Độ ứng phó bằng liên minh mới
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có những bước đi tồi tệ trên các khía cạnh chính trị và an ninh trong vài năm gần đây và các cuộc đấu khẩu trên các phương tiện truyền thông hai nước cũng dữ dội không kém.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cố gắng giải quyết cuộc tranh chấp biên giới lâu dài của họ bằng cách chấp nhận những thay đổi cần thiết và giao cho các nhà ngoại giao tiến vào các cuộc đàm phán xoa dịu tình hình.
Tuy nhiên, một Trung Quốc khá "khó lường" khiến nhiều quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ quan ngại.
Để "khắc phục" vấn đề đó nhiều khả năng các liên minh chống lại Trung Quốc sẽ bắt đầu thành hình một cách vững chắc hơn để đối phó với những áp lực dự kiến từ các chính sách an ninh và đối ngoại của Trung Quốc.
Một số sáng kiến như “Tứ giác Kim cương” đã có những bước đi đầu tiên và theo các chuyên gia, sẽ còn thêm những liên minh khác.
\'Rồng Trung Quốc và voi Ấn Độ không nên đấu đá lẫn nhau\'
Ngoại trưởng Trung Quốc nói quan hệ giữa hai cường quốc châu Á vẫn phát triển bất chấp những căng thẳng và không gì có ... |
Ấn Độ nhận phiên bản hạt nhân của BrahMos-A
Theo Sputnik, Không quân Ấn Độ sắp nhận những tên lửa hành trình BrahMos A - phiên bản mang đầu đạn đặc biệt ngay trong ... |