Những dấu hiệu F0 trở nặng

F0 cần liên hệ y tế ngay khi có dấu hiệu khó thở, thở hụt hơi, SpO2 từ 95% trở xuống, mạch nhanh hơn 120 lần hoặc dưới 50 lần một phút...

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động. Theo đó, Bộ Y tế lưu ý, theo dõi sức khỏe F0 hàng ngày là rất cần thiết, nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng để có thể xử lý nhanh và chuyển đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Khi có một trong các dấu hiệu trở nặng, liên hệ ngay với nhân viên y tế hoặc trạm y tế xã, trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu.

Các dấu hiệu trở nặng gồm:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở tăng: Người lớn: ≥ 21 lần/phút; Trẻ 1 đến <5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, Trẻ 5 đến < 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút. Lưu ý đếm nhịp thở ở trẻ em: đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc

3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường, đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay nếu có trước khi đo.

4. Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống, với trẻ em bú kém giảm, ăn kém, nôn.

10. Trẻ có biểu hiện như sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Hàng ngày, F0 cần theo dõi những dấu hiệu: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) và huyết áp (nếu có thể đo). F0 cần nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả...

Điều quan trọng là F0 cần giữ tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái, tránh đọc các tin tức tiêu cực trên mạng xã hội.

PV (tổng hợp)

TP HCM huy động hơn 1.700 F0 khỏi bệnh tham gia phòng, chống dịch TP HCM huy động hơn 1.700 F0 khỏi bệnh tham gia phòng, chống dịch

Theo Sở Y tế TP HCM, nhu cầu tiếp nhận tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh của các đơn vị và quận, huyện, thành ...

Nghe F0 nặng kể việc thoát cửa tử: Có lúc như người điên, mơ thấy người quá cố Nghe F0 nặng kể việc thoát cửa tử: Có lúc như người điên, mơ thấy người quá cố

Có lúc tôi như một người điên, nhiều đêm mơ thấy những người thân đã mất đến ngồi cạnh, bà Lê Thị Hà (ngụ quận ...

Những vật dụng không thể thiếu dành cho F0 cách ly, điều trị tại nhà Những vật dụng không thể thiếu dành cho F0 cách ly, điều trị tại nhà

Ngoài đồ dùng cá nhân hằng ngày, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà cần được chuẩn bị nhiều vật dụng như khẩu trang, ...

Không để F0 hoảng loạn và thiếu thuốc điều trị Không để F0 hoảng loạn và thiếu thuốc điều trị

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, đến sáng 31/8, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị ...

/ Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống