- Chính sách mới về hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
- Điều hành chính sách tiền tệ: Linh hoạt trong thế lưỡng nan
- Hàng loạt chính sách về tiền lương, trợ cấp có hiệu lực từ tháng 5-2022
Trong tháng 7/2022, một số chính sách pháp luật mới sẽ chính thức có hiệu lực như tăng lương tối thiểu vùng, bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, điều chỉnh lại 37 khoản phí và lệ phí...
Điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng với mức tăng bình quân
Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức0 lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.
Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử.
Ngày 17/9/2021 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn và chứng từ. Đây là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất quy định về hóa đơn điện tử.Nghị định và Thông tư đã quy định cụ thể lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử như sau:Trước ngày 01/7/2022, chỉ bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử mà đã đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin (theo Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), đồng thời khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng hóa đơn điện tử (khoản 1, Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC).
Từ 1/7/2022, bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ một số trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hệ thống phần mềm kế toán…Như vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt nêu trên, từ ngày 1/7/2022, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy mà bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.Thực tế, việc áp dụng hóa đơn điện tử đã được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước từ tháng 4/2022 nhưng do thời gian áp dụng chưa lâu nên trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khá nhiều vướng mắc.
Điều chỉnh lại 37 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thời gian thực hiện từ 1/1-30/6/2022.Thông tư này đã tiếp tục bổ sung thêm 03 khoản phí, lệ phí vào danh mục các khoản phí, lệ phí được giảm, đồng thời gia hạn thời gian được giảm mức thu của 34 khoản phí khác, nâng tổng số khoản phí, lệ phí được giảm từ 34 lên 37.Điển hình có thể kể đến các khoản sau: Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, lệ phí cấp hộ chiếu, phí sử dụng đường bộ, phí cấp giấy đăng kiểm,…Các khoản lệ phí này được giảm từ 10 - 50% so với quy trước đó, áp dụng đến hết ngày 30/6/2022.Sang đến ngày 1/7/2022, 37 khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định trước đó.